Cơ bản đồng tình không tăng thời gian làm thêm tối đa

Viewed: 5,343

(NLĐO)- Ông Bùi Sỹ Lợi, Phó chủ nhiệm Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, khẳng định cho đến giờ phút này, ý kiến của các cơ quan, kể cả giới chủ, giới thợ, cơ bản đồng tình không nên tăng thời giờ làm thêm tối đa, bởi đây không phải là biện pháp tích cực để tăng năng suất lao động.

Khai mạc phiên họp toàn thể lần thứ 15 của Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội

Sáng nay 2-10, Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội tổ chức phiên họp toàn thể lần thứ 15 để thảo luận, cho ý kiến những nội dung thuộc thẩm quyền, chuẩn bị cho Kỳ họp thứ 8, Quốc hội khóa XIV dự kiến sẽ diễn ra vào ngày 21-10 tới đây. Tại phiên họp này, một trong những nội dung đặc biệt được quan tâm, đó là tiếp tục cho ý kiến vào Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi).

Trong đó, về mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa, theo ông Bùi Sỹ Lợi, theo quy định hiện hành, tổng số giờ làm thêm bình thường là 200 giờ/năm, trong trường hợp tối đa là không quá 300 giờ/năm.

"Cho đến giờ phút này, về mặt cơ bản lấy ý kiến của các cơ quan, kể cả giới chủ, giới thợ, cơ bản đồng tình không nên kéo dài thời giờ làm thêm tối đa bởi đây không phải là biện pháp tích cực để tăng năng suất lao động. Mong muốn của chúng ta là các doanh nghiệp cải tiến công nghệ, tổ chức sắp xếp, quản trị lại doanh nghiệp để tăng năng suất lao động, chứ không phải tăng cường độ lao động"- ông Bùi Sỹ Lợi cho hay.

Về mở rộng khung thỏa thuận thời giờ làm thêm tối đa (Điều 107) trong báo cáo dự thảo tiếp thu, giải trình và chỉnh lý dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) của Ủy ban Thường vụ Quốc hội phục vụ tại phiên họp này cho biết kết luận của Ủy ban Thường vụ Quốc hội tại Phiên họp thứ 36 và Phiên họp thứ 37 không tán thành với đề xuất mở rộng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa. Dù vậy, Chính phủ vẫn mong muốn phương án của Chính phủ trình Quốc hội tại kỳ họp thứ 7 (theo Tờ trình Chính phủ số 208/TTr-CP ngày 17-5-2019) tiếp tục được trình Quốc hội thảo luận, quyết định.

Do đó, Ủy ban Thường vụ Quốc hội đề xuất hai phương án để xin ý kiến Quốc hội như sau:

Phương án 1, quy định theo hướng giữ khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa như Bộ luật hiện hành, nhưng nâng thời gian làm thêm giờ theo tháng, ghi rõ là 40 giờ/tháng thay vì 30 giờ/tháng và bổ sung quy định cụ thể về các trường hợp được tổ chức làm thêm giờ từ trên 200 giờ đến 300 giờ như quy định trong dự thảo để người lao động biết, làm cơ sở cho việc giám sát tuân thủ.

Phương án 2, nâng khung thỏa thuận giờ làm thêm tối đa từ 300 giờ theo quy định hiện hành lên 400 giờ trong một năm theo đề xuất của Chính phủ. Quy định theo phương án này đã không khống chế thời gian làm thêm giờ theo tháng, đồng thời, Chính phủ phải tiếp tục nghiên cứu các kiến nghị của đại biểu Quốc hội, chuẩn bị danh mục cụ thể các ngành, nghề được mở rộng khung làm thêm từ trên 300 giờ đến 400 giờ, đánh giá tác động và bổ sung quy định trả lương lũy tiến làm thêm giờ kể từ giờ thứ 201 hoặc từ giờ thứ 301 trở đi và trình Quốc hội dự thảo Nghị định chi tiết.

Phát biểu ý kiến tại phiên họp, đại biểu Quốc hội Bùi Văn Cường, Bí thư tỉnh ủy Đắk Lắk, ủy viên Ủy ban về các vấn đề xã hội của Quốc hội, cho rằng giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ của thế giới. Vì vậy, trước mắt không nên tăng thời giờ làm thêm tối đa lên 400 giờ/năm mà giữ nguyên như quy định hiện hành là tối đa được làm thêm 300 giờ/năm. “Trong quy định tối đa được làm thêm 300 giờ/năm đó cũng phải tính toán trả lương theo lũy tiến, để người sử dụng lao động phải rất cân nhắc khi huy động làm thêm giờ tối đa đối với người lao động. Phải lấy căn cứ tăng lương lũy tiến đó để làm thỏa thuận làm thêm giờ, bởi nếu không có phương án tăng lương lũy tiến theo giờ, sẽ rất khó. Và phương án này đã được Tổng LĐLĐ Việt Nam đã có đề nghị rồi, mong các đại biểu lưu tâm” - ông Cường nói.

Tuy nhiên, Ủy ban Thường vụ Quốc hội thấy rằng giảm giờ làm là xu hướng tiến bộ, đặc biệt trong bối cảnh công nghệ ngày càng phát triển, tay nghề người lao động ngày càng nâng cao, giá trị sản phẩm tăng lên, thời giờ làm việc phải giảm xuống để bảo đảm sức khỏe và an toàn cho người lao động. Việc tăng thời giờ làm thêm trong điều kiện công tác thanh tra, kiểm tra, chế tài xử lý vi phạm còn hạn chế sẽ có thể dẫn đến tình trạng doanh nghiệp lợi dụng thời giờ làm thêm, khai thác sức lao động, dẫn đến hậu quả người lao động sẽ cạn kiệt sức lao động sớm hơn so với tuổi lao động.

"Quá trình sửa đổi, bổ sung Bộ luật Lao động trước đây, Ủy ban Thường vụ Quốc hội và Quốc hội luôn nhất quán quan điểm không tán thành tăng thời giờ làm thêm dù thực tế người sử dụng lao động và người lao động có nhu cầu"- dự thảo báo cáo của Ủy ban Thường vụ Quốc hội cho hay.

Bài-ảnh: Văn Duẩn

  Theo nld.com.vn

VIP jobs ( $1000+ )

Công ty Cổ phần Y khoa Loukas
Công ty Cổ phần Y khoa Loukas

Salary: 17 Mil - 23 Mil VND

Ho Chi Minh

Tập đoàn Nhựa Bình Thuận
Tập đoàn Nhựa Bình Thuận

Salary: 20 Mil - 25 Mil VND

Long An

Diag Laboratories
Diag Laboratories

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

Bệnh viện đa khoa Vạn Phúc 2
Bệnh viện đa khoa Vạn Phúc 2

Salary: Competitive

Binh Duong

CÔNG TY CỔ PHẦN DAYONE ASIA
CÔNG TY CỔ PHẦN DAYONE ASIA

Salary: 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty Cổ phần Công Nghệ ATO
Công ty Cổ phần Công Nghệ ATO

Salary: 10 Mil - 30 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Salary: 18 Mil - 23 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Salary: 25 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH TRANSCOSMOS VIỆT NAM

Salary: 35 Mil - 40 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN GLOBAL LINK
CÔNG TY CỔ PHẦN GLOBAL LINK

Salary: 20 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

AkzoNobel Vietnam
AkzoNobel Vietnam

Salary: Competitive

Dong Nai

Công ty TNHH Olam Việt Nam
Công ty TNHH Olam Việt Nam

Salary: Competitive

Binh Dinh

Công Ty CP Khoa Học Kỹ Thuật Tâm Đức
Công Ty CP Khoa Học Kỹ Thuật Tâm Đức

Salary: 5 Mil - 24 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Salary: 15 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Salary: 15 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI NCA (VN)
CÔNG TY TNHH THƯƠNG MẠI NCA (VN)

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

Hệ thống Vĩnh Tân
Hệ thống Vĩnh Tân

Salary: 15 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

SCHAEFFLER VIETNAM CO., LTD
SCHAEFFLER VIETNAM CO., LTD

Salary: Competitive

Dong Nai | Ho Chi Minh

TNHH Damen Sông Cấm
TNHH Damen Sông Cấm

Salary: 600 - 1,000 USD

Hai Phong

TNHH Damen Sông Cấm
TNHH Damen Sông Cấm

Salary: 800 - 1,200 USD

Hai Phong

MOTUL VIỆT NAM
MOTUL VIỆT NAM

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

Công ty Cổ phần Gamuda Land (HCMC)
Công ty Cổ phần Gamuda Land (HCMC)

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

Công ty Cổ phần Nam Hải T&T
Công ty Cổ phần Nam Hải T&T

Salary: 15 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY TNHH ID DECOR
CÔNG TY TNHH ID DECOR

Salary: Competitive

Kuala Lumpur

Công ty CP IIG Việt Nam
Công ty CP IIG Việt Nam

Salary: 15 Mil - 25 Mil VND

Ha Noi

CÔNG TY CỔ PHẦN Z HOLDING
CÔNG TY CỔ PHẦN Z HOLDING

Salary: 20 Mil - 30 Mil VND

Bac Lieu

Motul Vietnam
Motul Vietnam

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

II-VI Việt Nam
II-VI Việt Nam

Salary: Competitive

Dong Nai | Binh Duong

CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC SKYLINE
CÔNG TY CỔ PHẦN KIẾN TRÚC SKYLINE

Salary: 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần Goody Group
Công Ty Cổ Phần Goody Group

Salary: 18 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Similar posts

Băn khoăn cách tính mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu
(NLĐO)- Nhiều ý kiến cho rằng cách tính mức trợ cấp một lần khi nghỉ hưu đang có sự chênh lệch quá lớn đối với thời gian đóng vượt tại hai thời điểm trước và sau khi đủ tuổi nghỉ hưu
LUẬT BẢO HIỂM XÃ HỘI (SỬA ĐỔI): Băn khoăn trợ cấp hưu trí xã hội
Trợ cấp hưu trí xã hội nhằm hỗ trợ người cao tuổi không có lương hưu, trợ cấp BHXH hằng tháng, không hoàn toàn mang bản chất của chế độ hưu trí truyền thống
Làm gì để lương hưu đủ sống?
(NLĐO)- Đề xuất cần tính thêm tỉ lệ trượt giá vào lương hưu hoặc lấy mức lương bình quân của 5 năm cuối đóng BHXH để tính lương hưu cho người lao động.
Đề xuất đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1%
Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội đề xuất mức đóng bảo hiểm thất nghiệp tối đa 1% thay vì người lao động, chủ sử dụng lao động đóng cố định 1% mỗi bên.
Thị trường lao động: Tuyển dụng nhiều, nghỉ việc cũng nhiều
Thống kê sơ bộ từ các trung tâm của Sở Lao động - Thương binh và Xã hội TP.HCM cho thấy những biến động lớn của tình hình sản xuất kinh doanh dẫn tới biến động về lao động việc làm. Nhu cầu tuyển dụng tăng, nhưng số người nghỉ việc cũng tăng cao.
Chủ doanh nghiệp không trả sổ bảo hiểm xã hội phải làm sao?
Tôi xin nghỉ việc ở công ty nhưng sau 6 tháng công ty vẫn chưa trả sổ bảo hiểm xã hội. Tôi cần làm gì để đòi lại sổ?

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback