Học luật ra làm gì? Nên học ngành luật không? Mức lương ra sao?

Viewed: 65,720

Ngành luật hiện đang là ngành học hứa hẹn cơ hội việc làm lớn cùng mức thu nhập đáng ngưỡng mộ. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu học luật ra làm gì lương bao nhiêu. Vấn đề này bạn có đang quan tâm? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu ngay trong bài viết dưới đây nhé!

Ngành luật là gì?

Trước khi tìm hiểu học luật ra làm gì, bạn phải hiểu bản chất ngành luật là gì. Ngành luật (Faculty of Law) là các vấn đề kiến trúc bao quanh hệ thống pháp luật, bao gồm các quy phạm pháp luật nhằm điều chỉnh một loại quan hệ xã hội có cùng tính chất, nội dung thuộc một lĩnh vực trong đời sống nhất định.

Khi học luật, người học sẽ được trang bị kiến thức về pháp luật theo từng chuyên ngành. Mỗi lĩnh vực là một khía cạnh pháp luật khác nhau. Ví dụ luật dân sự điều chỉnh các mối quan hệ về dân sự, lao động, hôn nhân gia đinh. Luật kinh tế sẽ cung cấp kiến thức liên quan đến tranh chấp, cạnh tranh, sở hữu trí tuệ thuộc lĩnh vực kinh doanh, thương mại.

Ngành luật là gì

Ngành luật trang bị kiến thức pháp luật theo chuyên ngành cho người học (Nguồn: Internet)

 

Ngành luật gồm những chuyên ngành nào?

Học ngành luật ra làm gì còn phụ thuộc vào ngành học mà bạn theo đuổi. Dưới đây là các chuyên ngành luật.

Ngành Luật thương mại

Luật thương mại cung cấp cho người học kiến thức tổng quan về kinh tế, tài chính, ngân hàng, đất đai, thuế và môi trường. Các môn học thuộc ngành này: luật cạnh tranh, luật tài chính, luật phá sản, luật đầu tư,…

Ngành Luật quốc tế

Luật quốc tế cung cấp các kiến thức liên quan đến pháp luật công pháp, tư pháp quốc tế và các kiến thức liên quan đến luật thương mại quốc tế. Ngành học sẽ cung cấp cho bạn thông tin về chức năng đối ngoại của nhà nước trong quan hệ quốc tế, kỹ năng đàm phán và giải quyết các tranh chấp dân sự có yếu tố nước ngoài.

Ngành Luật hình sự

Luật hình sự mang đến cho bạn kiến thức liên quan đến tội phạm học, đấu tranh phòng chống tội phạm, tâm lý học tư pháp…. Ngoài ra, bạn sẽ được cung cấp thông tin về những vấn đề lý luận về luật hình sự và tội phạm, trách nhiệm hình sự và hình phạt,…

Ngành Luật dân sự

Luật dân sự mang đến cho người học kiến thức liên quan đến các loại hợp đồng, thừa kế, thủ tục tố tụng dân sự, hôn nhân gia đình và các vấn đề liên quan đến sử hữu trí tuệ… Người học sẽ được tìm hiểu các môn học như luật dân sự, luật sở hữu trí tuệ, luật môi trường,…

Ngành Luật hành chính

Luật hành chính mang đến cho người học kiến thức về lý luận nhà nước pháp luật, cơ cấu tổ chức và hoạt động của nhà nước… Bạn bắt buộc phải học các môn học như pháp luật về khiếu nại, tố cáo, pháp luật về công chức, viên chức,…

Ngành Quản trị – luật

Ngành quản trị - luật trang bị kiến thức nền tảng cho người học về kinh doanh, quản trị,… Sinh viên học ngành này sẽ được trang bị kỹ năng hoạch định kế hoạch chiến lược phát triển doanh nghiệp, quản trị doanh nghiệp dựa trên phương diện pháp lý. Một số môn học tiêu biểu như luật cạnh tranh, luật thương mại, luật kinh doanh,…

>>Xem thêm: Luật Việc làm phải hướng tới cơ hội việc làm bền vững

Ngành luật gồm những chuyên ngành nào

Những chuyên ngành thuộc ngành luật (Nguồn: Internet)

Những khó khăn khi học ngành luật?

Học luật ra làm gì là nỗi lo của rất nhiều sinh viên hiện nay. Nếu muốn học luật, bạn sẽ phải đối mặt với những khó khăn thường trực như:

  • Chọn trường chất lượng, ngành học phù hợp để theo học;
  • Khả năng ghi nhớ, phân tích và tổng hợp thông tin;
  • Học phí;
  • Người học gặp khó khăn khi đọc hiểu các quy định của pháp luật;
  • Đối mặt với lượng lớn văn bản pháp luật khổng lồ thường xuyên được cập nhật;
  • Văn bản pháp luật không phù hợp khi áp dụng thực tế.

Học luật ra làm gì? Top cơ hội việc làm ngành luật

Học luật ra làm gì? Dưới đây là một số công việc mà sinh viên luật ra trường có thể đảm nhận.

Pháp chế doanh nghiệp

Pháp chế doanh nghiệp là bộ phận không thể thiếu trong doanh nghiệp, tập đoàn lớn. Nhiệm vụ của bộ phận này là tư vấn, tham mưu cho lãnh đạo các vấn đề kinh tế dựa trên cơ sở tuân thủ pháp luật. Đây là nghề nghiệp có tương lai phát triển và đang thiếu nguồn nhân lực chất lượng. Nếu bạn đang nghĩ học luật kinh tế ra làm gì thì đây có thể là lựa chọn phù hợp.

>>Xem thêm: Tốt nghiệp luật, muốn đi làm cảnh sát? | CareerViet.vn

Học luật ra làm gì? Top cơ hội việc làm ngành luật

Pháp chế doanh nghiệp (Nguồn: Internet)

Công chứng viên

Công chứng viên là người đảm nhận nhiệm vụ xác thực tính hợp pháp của các loại văn bản, chứng thực giấy tờ, bản sao được lập từ bản chính… Để trở thành công chứng viên, người học ngoài việc có bằng cử nhân thì còn phải tham gia khóa học do Học viện Tư pháp tổ chức, vượt qua kỳ thi sát hạch và phải thực tập trong thời gian quy định.

Công chứng viên

Công chứng viên (Nguồn: Internet)

Học luật ra làm gì? Chuyên viên pháp lý

Nếu bạn đang băn khoăn học luật dân sự ra làm gì thì có thể tìm hiểu về vị trí chuyên viên pháp lý. Chuyên viên pháp lý là người giải quyết, tư vấn các nội dung liên quan đến pháp luật cho doanh nghiệp. Họ sẽ phải nghiên cứu, soạn thảo và hoàn thiện các loại văn bản, hồ sơ pháp lý có liên quan đến vụ án.

Học luật ra làm gì? Chuyên viên pháp lý

Chuyên viên pháp lý (Nguồn: Internet)

Học luật ra làm gì? Luật sư

Luật sư là công việc đáng mơ ước dành cho những ai đang băn khoăn học luật ra làm gì. Để trở thành luật sư, người học cần tốt nghiệp đại học chuyên ngành luật, có chứng chỉ hành nghề luật sư và có kinh nghiệm ở vị trí tương đương. Luật sư cần trang bị cho mình các kỹ năng giao tiếp, phân tích và xử lý tình huống tốt kết hợp với tác phong làm việc chuyên nghiệp, quyết đoán.

Công việc của luật sư là nghiên cứu, áp dụng pháp luật vào thực tế nhằm đảm bảo quyền và lợi ích cho thân chủ. Đồng thời, đưa ra giải pháp phù hợp cho khách hàng hoặc doanh nghiệp.

Học luật ra làm gì? Luật sư

Luật sư bảo vệ quyền và lợi ích của thân chủ trên cơ sở tuân thủ pháp luật (Nguồn: Internet)

Giảng viên ngành luật

Nếu bạn yêu thích công việc nghiên cứu thì giảng viên ngành luật là công việc phù hợp với bạn. Bạn có thể giảng dạy tại các trường đào tạo chuyên ngành luật. Để trở thành giảng viên, bạn cần phải hoàn thành chương trình học thạc sĩ trở lên. Đồng thời, bạn cũng cần hoàn thành khóa học nghiệp vụ sư phạm mới đủ điều kiện tham gia giảng dạy. Một số kỹ năng cần có của giảng viên là thông thạo tin học văn phòng, kỹ năng thuyết trình, giao tiếp,…

Giảng viên chuyên ngành luật tại các trường Đại học

Giảng viên chuyên ngành luật tại các trường Đại học (Nguồn: Internet)

Kiểm sát viên/Công tố viên

Kiểm sát viên/Công tố viên đảm nhận nhiệm vụ điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm tội trong các vụ án hình sự hoặc đảm nhận công việc theo phân công của Viện trưởng Viện kiểm sát. Để trở thành kiểm sát viên hay công chứng viên, bạn phải đạt trình độ cử nhân ngành luật và nắm được nghiệp vụ điều tra cảnh sát. Đồng thời, bạn phải thông thạo các kỹ năng tranh biện, hùng biện, phân tích xử lý thông tin.

Kiểm sát viên/Công tố viên

Kiểm sát viên/Công tố viên (Nguồn: Internet)

Học ngành luật ra làm gì? Thư ký tòa án

Học luật ra làm gì có khá nhiều gợi ý tuyệt vời cho bạn. Bạn có thể trở thành thư ký tòa án khi đã có bằng cử nhân luật và vượt qua kỳ thi tuyển công chức của Tòa án. Một số kỹ năng cần thiết cho thư ký tòa án: giao tiếp tốt, tin học văn phòng,…

Nhiệm vụ của thư ký tòa án là ghi chép, tổng hợp liên quan đến văn bản tố tụng, quản lý hồ sơ. Ngoài ra, thư ký còn có nhiệm vụ hỗ trợ thẩm phán thực hiện các chức năng khác theo quy định của pháp luật, được cấp trên giao phó.

Thư ký tòa án

Thư ký tòa án (Nguồn: Internet)

Thẩm phán

Sinh viên ngành luật có thể trở thành thẩm phán - chức danh cao quý đảm nhận nhiệm vụ “cầm cân nảy mực” nhằm bảo vệ công lý và thực thi pháp luật. Tuy nhiên, để trở thành thẩm phán, bạn cần cả một quá trình học tập và rèn luyện dài, trải qua 3 giai đoạn: làm thư ký tòa án, tham gia khóa đào tạo nghiệp vụ thẩm phán và nhận quyết định bổ nhiệm thẩm phán của Chánh án toà án nhân dân tối cao.

Thẩm phán - người nắm giữ cán cân công lý

Thẩm phán - người nắm giữ cán cân công lý (Nguồn: Internet)

Kỹ năng cần có khi theo đuổi ngành luật?

Ngành luật là ngành học mang tính đặc thù cao, đôi lúc còn bị nhận xét là “khô khan, khó nhằn”. Bên cạnh việc củng cố kiến thức, sinh viên chuyên ngành luật cần trang bị cho mình nhiều kỹ năng khác.

Tư duy logic và phân tích vấn đề tốt

Để có thể phát triển trong ngành luật, bạn phải có tư duy logic và phân tích vấn đề tốt. Bởi bạn phải đánh giá, nhìn nhận vấn đề từ nhiều góc độ khác nhau, từ đó bạn sẽ hiểu và phân tích sự việc một cách đúng đắn.

Tổ chức và quản lý

Người học luật dù đảm nhận vị trí nào thì cũng cần có kỹ năng tổ chức và quản lý. Bởi lẽ, họ sẽ phải phân tích, sắp xếp một lượng lớn thông tin, tài liệu quá liên quan. Để rèn luyện kỹ năng này, bạn có thể tích cực đọc sách hoặc tham gia các khóa học có liên quan.

Nghiên cứu

Pháp luật là một phạm trù rất rộng, bao hàm nhiều vấn đề, khía cạnh cuộc sống. Chính vì vậy, bên cạnh việc áp dụng luật thì bạn cũng cần đào sâu nghiên cứu, phát hiện thêm nhiều vấn đề xoay quanh đó. Có như vậy thì kiến thức của bạn mới vững chắc, kỹ năng nghiệp vụ được nâng cao rõ rệt.

Kỹ năng cần có khi theo đuổi ngành luật

Kỹ năng cần có khi học luật (Nguồn: Internet)

Mức lương trung bình của ngành luật là bao nhiêu?

Học luật ra làm gì lương bao nhiêu? Dưới đây là mức lương trung bình của một số vị trí công việc thuộc chuyên ngành luật:

Còn đối với vị trí làm việc tại các cơ quan Nhà nước như Công chứng viên, Kiểm sát viên, Thẩm phán thì mức lương sẽ phụ thuộc vào cấp bậc và vùng đang công tác.

Thông tin học luật ra làm gì đã được CareerViet gửi đến quý độc giả. Hy vọng rằng với những chia sẻ này, bạn sẽ hiểu thêm về tương lai phát triển của ngành luật và nuôi dưỡng niềm đam mê với ngành học này. Và bạn đừng quên ngoài những cơ hội trong các cơ quan Nhà nước thì các doanh nghiệp cũng rất cần nhiều nhân sự ngành luật cho bộ phận hành chính, nhân sự, pháp lý,... Chúc bạn luôn may mắn và tự tin theo đuổi ước mơ của mình nhé!

  CareerViet

VIP jobs ( $1000+ )

Công ty TNHH TM Quốc Tế Hải Sản Hoàng Gia
Công ty TNHH TM Quốc Tế Hải Sản Hoàng Gia

Salary: 20 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH JOB HOUSE
CÔNG TY TNHH JOB HOUSE

Salary: 20 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần Kềm Nghĩa
Công Ty Cổ Phần Kềm Nghĩa

Salary: 1,600 - 2,500 USD

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH DREAMER VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH DREAMER VIỆT NAM

Salary: 10 Mil - 30 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Salary: Competitive

Ha Noi | Ho Chi Minh

Panasonic Appliances Vietnam Co,Ltd.
Panasonic Appliances Vietnam Co,Ltd.

Salary: 500 - 1,000 USD

Hung Yen

Công ty Cổ phần Y Tế Chấn Văn
Công ty Cổ phần Y Tế Chấn Văn

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

PeopleWise Vietnam
PeopleWise Vietnam

Salary: Competitive

Binh Duong

PeopleWise Vietnam
PeopleWise Vietnam

Salary: Competitive

Binh Duong

Techtronic Industries Vietnam (TTI)
Techtronic Industries Vietnam (TTI)

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

EUROFINS VIETNAM
EUROFINS VIETNAM

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

CÔNG TY TNHH AUO VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH AUO VIỆT NAM

Salary: 15 Mil - 25 Mil VND

Ha Nam

Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam
Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

Salary: Competitive

Can Tho | Tien Giang | Dong Thap

VIProperty
VIProperty

Salary: 18 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty Cổ Phần Y&B
Công Ty Cổ Phần Y&B

Salary: 25 Mil - 40 Mil VND

Ha Noi

Công ty TNHH, Liên Doanh Vĩnh Hưng (TMI Việt Nam)
Công ty TNHH, Liên Doanh Vĩnh Hưng (TMI Việt Nam)

Salary: 40 Mil - 70 Mil VND

Ho Chi Minh

Công Ty TNHH Taisun Việt Nam
Công Ty TNHH Taisun Việt Nam

Salary: 15 Mil - 25 Mil VND

Ho Chi Minh

VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ MEGA GANGNAM
VIỆN THẨM MỸ QUỐC TẾ MEGA GANGNAM

Salary: 10 Mil - 50 Mil VND

Ho Chi Minh

Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc
Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc

Salary: 20 Mil - 50 Mil VND

Ha Noi

Công ty TNHH Bệnh Viện Gia An 115
Công ty TNHH Bệnh Viện Gia An 115

Salary: Competitive

Ho Chi Minh

Similar posts

Luật hấp dẫn là gì? Ứng dụng luật hấp dẫn trong công việc và cuộc sống
Luật hấp dẫn là gì? Cách sử dụng và ứng dụng luật hấp dẫn thu hút tiền bạc, tình yêu đặc biệt là công việc. Click để xem ngay bài viết sau!
Thu phục nhân tâm - Tuyệt kỹ quản lý nhân sự nhất định không nên bỏ qua
Có lẽ, tuyệt kỹ sự nghiệp là thu phục nhân tâm, làm sao dù không giỏi nghiệp vụ mà vẫn điều binh khiển tướng". Ở vị trí càng cao, lại càng vận dụng thuần thục, dùng như không dùng, vậy mới hay! Việc dụng người làm sao để được lòng người, chọn đúng người, đúng việc. Ở thì vui mà đi thì không hối tiếc mới là đáng nể.
Học logistic ra làm gì? Lương và cơ hội việc làm ra sao
Học Logistics ra làm gì? Mức lương ngành này là bao nhiêu? Tìm kiếm cơ hội việc làm cho ngành logistics ở đâu? Tìm hiểu ngay cùng CareerViet!
Học kinh tế ra làm gì? Cơ hội phát triển và mức lương ngành kinh tế
Học kinh tế ra làm gì? Mức lương ngành kinh tế là bao nhiêu? Những cơ hội việc làm cho ngành kinh tế sau khi ra trường? Tìm hiểu ngay nghề nghiệp tương lai hái ra tiền
Học luật kinh tế ra làm gì? Mức lương và cơ hội cho người học luật kinh tế
Học luật kinh tế ra làm gì? Hiện nay cơ hội nghề nghiệp nào cho người học luật kinh tế? Những khó khăn gì khi theo học ngành luật kinh tế tại Việt Nam?

Subscribe

Create job alerts. Free and Easy

Create now
Feedback