Một tâm lý thường thấy ở các sếp là “sợ nhân viên giỏi hơn mình”, do đó, các sếp thường rất ngại đón nhận những ý tưởng ý kiến đóng góp của nhân viên. Vậy, phải làm gì để sếp sẵn sàng lắng nghe và thực hiện mong muốn của bạn?
Sharon Daniels, CEO của AchieveGlobal, một công ty tư vấn, đào tạo các nhà quản lý nói: “Đưa ra những ý kiến đóng góp sâu sắc, những ý tưởng mới với sếp sẽ làm tăng giá trị và mở rộng cánh cửa sự nghiệp của bạn”.
Vậy, làm thế nào bạn có thể chia sẻ những ý tưởng của mình với sếp mà không làm cho anh ấy cảm thấy khó chịu?
1. Tạo dựng niềm tin
Đừng can thiệp quá sâu vào bất cứ một công việc nào nếu bạn chưa chứng minh mình qua những thử thách của nhóm và nhiệm vụ sếp giao phó. Nhớ rằng, khi bạn đạt được một số kết quả đáng nể thì việc tạo niềm tin đối với người khác sẽ dễ dàng hơn rất nhiều và ý kiến của bạn đưa ra có tính thuyết phục cao.
2. Ý tưởng đưa ra phải có hướng giải quyết
Khi trình bày ý tưởng với sếp, bạn phải chắc rằng, chúng đã có hướng giải quyết rồi. Có như vậy, đề xuất và ý kiến đóng góp của bạn mới có tính khả thi và thuyết phục.
3. Không có cá nhân trong một nhóm
Bạn là một thành viên của nhóm, vì vậy, bạn nên sử dụng tiếng nói của mình để đóng góp cho những thành công của nhóm và giúp mọi người đạt được kết quả cao trong công việc. Khi làm được điều này, vai trò của bạn sẽ như một người lãnh đạo.
4. Biết lấy lòng sếp
Hãy học và làm theo những gì sếp đã làm, nắm bắt sở thích, thói quen của anh ấy và thỉnh có những lời khen chân thành, khi đó, ý kiến của bạn đưa ra sẽ được sếp sẵn lòng lắng nghe. Bởi thông thường, sếp nào cũng muốn mình là chuẩn của nhân viên!
5. Không “vượt mặt” sếp
Dù trình độ chuyên môn hay năng lực kém, nhưng sếp vẫn là sếp của bạn, do đó, bạn vẫn phải trình bày ý tưởng hoặc ý kiến đóng góp của mình với anh ấy trước, sau đó mới đưa lên ban lãnh đạo cao hơn. “Vượt mặt” sếp là một trong những nguyên nhân dễ làm cho sự nghiệp của bạn đi xuống.
Tư duy phản biện không tốt không chỉ làm cho bạn rối loạn khi tìm cách giải quyết vấn đề, nó còn làm tổn hại hình ảnh của bạn trong mắt mọi người. Rất mừng là CareerBuilder có thể chỉ bạn cách cải thiện.
Học xong 12 nên học nghề gì? Nếu không học đại học có thể làm gì? Hướng nghiệp đúng đắn giúp con em có tương lai tươi sáng, ổn định sau khi tốt nghiệp cấp 3
Được sếp thích thì có lợi rõ rồi: bạn có cơ hội lựa chọn nhiều hơn, được quan tâm hơn và cũng nắm bắt các thông tin quan trọng sớm hơn người khác. Nhưng bạn cũng biết là cái gì cũng có giá của nó.
Tổng hợp bí quyết làm giàu nhanh chóng cần vốn ít ngay tại nhà từ con số 0 bằng nhiều cách như: đầu tư cổ phiếu, sáng tạo nội dung, bán khóa học, thiết kế website,,.
Bạn đang nhận được nhiều lời đề nghị làm việc một lúc? Xin chúc mừng! Giờ là lúc chọn ra đâu là lời mời bạn nên chớp lấy, và lời mời nào thì nên từ chối. Bắt đầu!
Có thể bạn vừa ra trường, có thể bạn vẫn đang chỉ là một nhân viên quèn, có thể bạn đang dẫm chân tại chỗ trong sự nghiệp. Nắm bắt xu thế và những năng lực cần thiết cho tương lai sẽ giúp những nấc thang sự nghiệp trở nên rõ ràng hơn.