Phỏng vấn thành công

Nhảy việc hoặc được bổ nhiệm vị trí mới - điều đó không có nghĩa là bạn sẽ thăng tiến sự nghiệp. Điều quan trọng là bạn phải suy nghĩ một cách chiến lược về cách thực tế hóa mục tiêu đó ngay từ giai đoạn thương lượng.
Bạn cần công việc, nhưng điều đó không có nghĩa là bạn phải cung cấp thông tin cho mọi câu hỏi của nhà tuyển dụng. Sẽ có những câu hỏi khiến bạn cảm thấy không thoải mái, và tốt nhất né đi là hơn.
Rõ ràng các nhà tuyển dụng sẽ cần những nhân tố mới nhiệt huyết trong tập thể. Vì thế, đôi khi bằng cấp, kỹ năng, kinh nghiệm vẫn chưa đủ nếu thiếu đam mê. Hãy cho họ thấy mong muốn cống hiến của bạn.
Không gì chán hơn một ứng viên không có câu hỏi nào cho nhà tuyển dụng. Nhưng nếu bạn không biết nên hỏi gì, những gợi ý của CareerViet có thể giúp bạn thể hiện sự chuyên nghiệp, chu đáo và khả năng cam kết trong công việc.
Trước tình hình dịch bệnh khó khăn và nắm bắt nhu cầu tìm việc làm thêm tại nhà, hiện nay một số các đối tượng xấu đã lợi dụng liên tục đăng tải tin tuyển dụng để lừa đảo những người tìm việc “nhẹ dạ cả tin”.
Một chút thông tin hé lộ từ CareerViet có thể giúp bạn có suy ngẫm sâu sắc hơn về câu trả lời. Khi đã hiểu bản chất của câu hỏi, bạn sẽ không còn phải nghĩ câu trả lời một cách đối phó, mà như một phản xạ tự nhiên.
Không sếp nào muốn giải quyết mớ hỗn độn của một nhân viên vô tổ chức: quá hạn deadline, các dự án đình trệ, thông tin sai lệch... Họ thà nhận một nhân viên thiếu kinh nghiệm còn hơn. Vậy bạn cần chứng minh được kỹ năng tổ chức, hệ thống hóa công việc ngay trong buổi phỏng vấn.
Xu hướng hiện tại là người phỏng vấn đặt ra các câu hỏi mở. Qua đó, họ có thể đánh giá sâu hơn về kỹ năng giải quyết vấn đề và tư duy phản biện của bạn. Đọc để cùng chuẩn bị cho cuộc phỏng vấn tiếp theo nhé.
Không có cách nào để biết chắc chắn kết quả ngay sau khi phỏng vấn, nhưng chúng ta vẫn có thể tự đánh giá tình hình thông qua một số dấu hiệu tích cực. Thử xem bạn có phải là một ứng viên tiềm năng trong mắt nhà tuyển dụng không nhé!
Phỏng vấn là cơ hội để thể hiện bạn là ứng viên tốt nhất cho vị trí ứng tuyển. Nhưng để làm được điều đó, bản thân bạn cần nắm rõ những điểm mạnh cá nhân. CareerViet sẽ giúp bạn xác định điểm mạnh cũng như cách thể hiện chúng hiệu quả khi trả lời phỏng vấn.
Hóa ra dịch COVID-19 cũng mang lại tin tốt hiếm hoi: bạn không phải lặn lội đến công ty mà có thể trả lời phỏng vấn ngay tại nhà. Tuy vậy, tất cả chúng ta đều có thể mắc sai lầm nếu không quen với kiểu gặp gỡ online như thế này. Để không bị công nghệ làm cho bối rối, hãy lưu ý những chi tiết khiến một cuộc phỏng vấn xin việc "có nguy cơ không thành công" nhé.
Mặc gì đi phỏng vấn cũng khá là quan trọng. Một ngoại hình "thông minh", "vừa vặn" cũng có tính thuyết phục không kém cách bạn trả lời các câu hỏi tuyển dụng. CareerViet xin chia sẻ các dạng trang phục nên và không nên mặc cho một cuộc phỏng vấn xin việc bình thường trong môi trường kinh doanh.
Trong thời gian tìm việc, tuy hoa mắt với một loạt yêu cầu, miêu tả... từ các nhà tuyển dụng, chắc hẳn bạn vẫn nhận ra: một số "từ khóa" luôn lặp đi lặp lại trong các bản miêu tả công việc. "Chịu áp lực tốt", "đa nhiệm", "năng động", "linh hoạt"...? Mọi từ ngữ nghe có vẻ to tát đó thực ra ẩn chứa rất nhiều chi tiết về vai trò của công việc, về văn hóa và kỳ vọng của công ty.
Chờ đợi kết quả phỏng vấn sau 1 tuần, cảm giác dài đằng đẵng. Tuy vậy, một số doanh nghiệp, tổ chức có quy trình lựa chọn rất nhiêu khê. Vậy bạn nên liên hệ với nhà tuyển dụng hay không? Làm thế nào để thỏa mãn trí tò mò nhưng vẫn không bị "mất giá"?
Thay vì hỏi những câu hỏi giả định như “Bạn sẽ làm gì nếu phải chịu quá nhiều áp lực trong công việc?”, nhà tuyển dụng sẽ đặt câu hỏi tình huống: “Hãy nói về khoảng thời gian bạn phải chịu rất nhiều áp lực trong công việc. Bạn đã giải quyết như thế nào?". Và đó là lúc chúng ta có thể áp dụng tâm lý hành vi vào cuộc trò chuyện đặc biệt này.
Feedback