Công Tố Viên Là Gì? Nhiệm Vụ, Quyền Hạn, Mức Lương Công Tố Viên

Lượt xem: 7,173

Xem thêm cơ hội tìm việc làm mới tại CareerViet :

Công tố viên là một ngành nghề khá đặc biệt được quy định theo pháp luật. Đây cũng là vị trí công việc mơ ước của nhiều người bởi vì sự uy nghiêm, danh giá. Vậy bạn có thật sự hiểu rõ công tố viên là gì? Vai trò, nhiệm vụ, quyền hạn của họ ra sao? Mức lương công tố viên như thế nào?... CareerViet sẽ giải đáp các thắc mắc của bạn qua bài viết dưới đây.

Công tố viên là gì?

Công tố viên là người của cơ quan công tố, có tư cách của một bên tham gia tố tụng. Họ cũng là người đại diện cho lợi ích công, được cơ quan tư pháp trao trách nhiệm điều tra, truy tố và buộc tội kẻ phạm pháp trong các vụ án hình sự tại các phiên tòa. Các công tố viên thường là luật sư và được tòa án hoặc cơ quan có thẩm quyền công nhận là chuyên gia pháp lý.

Xem thêm: Quản Trị Là Gì? Bản Chất Và Chức Năng Của Hoạt Động Quản Trị

Công tố viên là một ngành nghề đặc biệ

Công tố viên là một ngành nghề đặc biệt (Nguồn: Internet)

Công tố viên chỉ tham gia vào một vụ án hình sự khi nghi phạm đã được xác định, các cáo buộc được đưa ra bởi cơ quan điều tra. Họ sẽ là người dựa vào các kết quả điều tra để đưa vụ án ra tòa kèm theo các chứng cứ thu thập được. Từ đó, công tố viên tiến hành trình bày quan điểm và đưa ra các kiến nghị về mức hình phạt theo luật định cho bị cáo.

Bên cạnh đó, công tố viên cũng có nghĩa vụ bảo vệ bị cáo bằng việc đề nghị tạm hoãn hoặc rút lại án cáo khi có căn cứ chứng minh bị cáo vô tội. Không chỉ nhận các tài liệu được gửi đến cơ quan điều tra mà công tố viên sẽ tiến hành truy vấn những người liên quan để có luận điểm chắc chắn cho những đề xuất của mình trước tòa.

Vị thế và điều kiện phục vụ của công tố viên

Vị thế và điều kiện phục vụ của công tố viên được quy định trong Hội nghị lần thứ 8 về Phòng chống tội phạm và xử lý người phạm tội của Liên Hợp Quốc như sau:

  • Công tố viên là người đại diện cho pháp luật vì vậy cần phải duy trì danh dự, phẩm giá nghề nghiệp mọi lúc, mọi nơi.
  • Các quốc gia, cơ quan điều tra phải tạo điều kiện hỗ trợ, phối hợp để công tố viên thực hiện nhiệm vụ chuyên môn của mình.
  • Gia đình và bản thân công tố viên phải được bảo vệ nghiêm ngặt khi thực hiện các chức năng, trách nhiệm công tố.
  • Cũng như những ngành nghề khác, công tố viên phải có thù lao đầy đủ và điều kiện làm việc hợp lý. Bên cạnh đó chế độ bảo hiểm xã hội, hưu trí, tuổi hưu… được quy định rõ ràng bằng văn bản.
  • Khi điều chỉnh đơn vị công tác của công tố viên, các tiêu chuẩn về chuyên môn, tính liêm khiết, kinh nghiệm… cần được xem xét khách quan.

Vai trò Công tố viên Hàn Quốc

Ở Hàn Quốc, vai trò của công tố viên là gì? Họ sẽ có quyền và trách nhiệm như sau:

  • Chỉ đạo và hướng dẫn cảnh sát thực hiện quá trình điều tra. Thậm chí họ có thể tham gia trực tiếp điều tra với một số vụ án ảnh hưởng nghiêm trọng đến trật tự - kinh tế xã hội.
  • Đưa ra quyết định có buộc tội hay không khi kết thúc quá trình điều tra vụ án. Họ cũng có thể thực hiện quyền tự quyết mà không quan tâm đến chứng cứ.
  • Có quyền hạn và trách nhiệm chỉ đạo, hướng dẫn những cơ quan chức năng thi hành bản án hình sự của tòa án.
  • Là người đại diện đứng ra bảo vệ nhân quyền của mọi công dân.
  • Thực hiện nhiệm vụ với tư cách luật sư nhà nước, tham gia vào việc dự thảo luật.

Xem thêm: Quản lý là gì? Tổng hợp các thông tin quan trọng về công việc quản lý

Công tố viên Hàn Quốc

Công tố viên Hàn Quốc (Nguồn: Internet)

Vai trò Công tố viên Nhật Bản

Trách nhiệm tiêu biểu của một công tố viên Nhật Bản gồm :

  • Vừa đóng vai trò là người chỉ đạo, giám sát điều tra vừa phối hợp với cơ quan điều tra thực hiện các hoạt động như: thu thập thêm chứng cứ, thẩm vấn… Bên cạnh đó, họ còn có thẩm quyền yêu cầu xử lý kỷ luật điều tra viên nếu điều tra viên không tuân theo chỉ đạo của công tố viên.
  • Quyền truy tố là quyền dành riêng cho họ mà không có bất kỳ cá nhân nào được thực hiện quyền này. Công tố viên chỉ tiến hành truy tố khi có đủ căn cứ buộc tội người tội phạm ra trước tòa án để xét xử.
  • Có quyền quyết định truy tố hoặc không truy tố kể cả khi có căn cứ về dấu hiệu phạm tội.

Xem thêm: Founder là gì? Co-founder là gì? Làm thế nào để trở thành một founder

Công tố viên Nhật Bản

Công tố viên Nhật Bản (Nguồn: Internet)

Vai trò Công tố viên Anh

Đối với nước Anh, công tố viên chỉ thực hiện chức năng truy tố tội phạm, họ không chỉ đạo hay giám sát quá trình điều tra. Dựa vào kết quả điều tra của cảnh sát, công tố viên ra quyết định có truy tố hay không. Nếu không đủ chứng cứ thì họ trả lại cơ quan điều tra và yêu cầu cung cấp thêm hồ sơ hoặc đình chỉ vụ án.

Công tố viên Anh không đề xuất các biện pháp ngăn chặn như bắt, tạm giữ mà điều này sẽ do cơ quan điều tra đề xuất. Từ đó công tố viên đề nghị tòa án ra quyết định, nếu thấy không có cơ sở, công tố viên có thể từ chối đề nghị này của cảnh sát.

Xem thêm: Fintech Là Gì? Xu Hướng Công Nghệ Tài Chính Fintech Tại Việt Nam

Công tố viên tại Anh

Công tố viên tại Anh (Nguồn: Internet)

Vai trò Công tố viên trong tố tụng hình sự

Vai trò của công tố viên là gì trong tố tụng hình sự? Theo Liên Hợp Quốc, vai trò của công tố quy được quy định như sau:

  • Tích cực thực hiện vai trò tố tụng hình sự, gồm cả chức năng công tố.
  • Trong điều tra tội phạm, công tố viên có trách nhiệm giám sát tính hợp pháp của những cuộc điều tra, giám sát việc thi hành quyết định của Tòa án.
  • Tiến hành các chức năng của mình một cách vô tư, không phân biệt tôn giáo, chủng tộc, văn hóa giới tính…
  • Bảo vệ quyền lợi của công chúng, hành động khách quan xem xét đầy đủ ý kiến của bị cáo và nạn nhân. Mọi tình huống liên quan, dù có lợi hay bất lợi cho nghi phạm đều được công tố viên xem xét cẩn thận.
  • Giữ bí mật về những vấn đề trong phạm vi nghề nghiệp trừ khi có yêu cầu để thực hiện công lý.
  • Đảm bảo các nạn nhân được thông báo về những quyền của họ theo tuyên bố về các nguyên tắc cơ bản của công lý với nạn nhân về tội phạm và lạm dụng quyền lực.
  • Công tố viên không được khởi tố hay truy tố hoặc phải nỗ lực để dừng thủ tục tố tụng khi một cuộc điều tra đã chứng minh lời buộc tội không có căn cứ.
  • Đối với các cáo buộc phạm tội do quan chức gây ra như tham nhũng, lạm quyền, vi phạm nghiêm trọng đến quyền con người… công tố viên phải có sự đặc biệt quan tâm.
  • Công tố viên có trách nhiệm từ chối sử dụng các chứng cứ có được từ việc thu thập thông qua những phương pháp bất hợp pháp, vi phạm quyền con người như tra tấn, đối xử hoặc trừng phạt độc án, vô nhân đạo hay hạ nhục người khác… Bên cạnh đó, họ phải thông báo với tòa án hoặc phải thực hiện tất cả các bước cần thiết nằm bảo đảm đưa ra trước công lý những người chịu trách nhiệm về việc sử dụng các phương pháp như vậy.

Xem thêm: Team Leader là gì? Tố chất, kỹ năng cần có của một team leader

Công tố viên thực hiện vai trò của mình một cách công tâm, bình đẳng

Công tố viên thực hiện vai trò của mình một cách công tâm, bình đẳng (Nguồn: Internet)

Nhiệm vụ, quyền hạn của một công tố viên

Quyền hạn và nhiệm vụ của một người công tố viên được quy định cụ thể:

  • Kiểm soát việc khởi tố và các hoạt động điều tra.
  • Theo dõi và lập hồ sơ vụ án của công an, cảnh sát điều tra.
  • Triệu tập, hỏi cung, lấy lời khai của những người liên quan đến vụ án.
  • Giám sát việc bắt giữ, tạm giam nghi phạm.
  • Tham gia phiên tòa xét xử, đọc cáo trạng và quyết định của Viện kiểm soát.
  • Hỏi, đưa ra bằng chứng, thực hiện việc luận tội, tranh luận với những người tham gia tố tục.
  • Giám sát việc tuân thủ luật pháp trong xét xử vụ án.
  • Kiểm sát việc thi hành các bản án khi đã có quyết định của Tòa án.
  • Chịu trách nhiệm trước pháp luật về những quyết định của bản thân trong suốt phiên tòa xét xử diễn ra.
  • Điều quan trọng là công tố viên phải có trách nhiệm giữ trái tim liêm khiết, chính trực và công bằng.

Mức lương của công tố viên là bao nhiêu?

Mức lương của công tố viên tùy thuộc vào trình độ, kinh nghiệm và quy định của từng quốc gia trên thế giới. Ngoài ra, chức danh này thuộc quản lý của cơ quan nhà nước nên công tố viên sẽ được nhận nhiều quyền lợi, chính sách đãi ngộ tốt như: phụ cấp, bảo hiểm y tế, chế độ hưu trí, thưởng dịp lễ tết…

Bạn có thể truy cập VietnamSalary.vn để tham khảo mức lương cụ thể cho từng ngành nghề. Đây là công cụ khảo sát lương trực tuyến với 135.000 mẫu đã qua kiểm duyệt.

So sánh sự khác nhau giữa công tố viên và luật sư

Qua phần trên, bạn đã hiểu công tố viên là gì nhưng bạn có phân biệt được luật sư và công tố viên có điểm gì giống và khác nhau không? CareerViet sẽ giúp bạn làm rõ hai khái niệm này:

Giống nhau:

  • Họ đều có chuyên môn và hiểu biết về pháp luật về quy trình tố tụng.
  • Cả luật sư và công tố viên đều có quyền thu thập chứng cứ độc lập để làm căn cứ trình bày tại phiên tòa.
  • Theo nguyên tắc tranh tục, cả hai đều không có nghĩa vụ và trách nhiệm đơn phương đưa chứng cứ cho bên còn lại.
  • Cả hai đều được quyền xem xét hồ sơ do bên kia thu thập.

 

Khác nhau:

  • Công tố viên nhân danh nhà nước thực hiện nhiệm vụ truy tố người phạm tội trước pháp luật. Trong khi, luật sư lại là người bảo vệ quyền và lợi ích cho người bị buộc tội.
  • Xét về quyền hạn, công tố viên có quyền điều tra và truy tố người phạm tội. Họ cũng quyền bác bỏ chứng cứ của luật sư. Còn luật sư có quyền khám xét, thu giữ, kiểm tra đối với vật chứng, chất vấn người làm chứng.
  • Luật sư là người tham gia hoạt động tố tụng và công tố viên là người tiến hành hoạt động tố tụng.

 

Sự khác nhau giữa luật sư và công tố viên

Sự khác nhau giữa luật sư và công tố viên (Nguồn: Internet)

Những câu hỏi thường gặp về công tố viên?

Công tố viên và luật sư khác nhau như thế nào?

Đây là hai vị trí có chức năng, nhiệm vụ khác nhau. Luật sư là tư vấn đại diện cho quyền lợi của người bị buộc tội. Công tố viên là viên chức của tòa án, người khởi xướng thủ tục tố tục hình sự đối với những nghi phạm.

Ở Việt Nam có công tố viên không?

Tuy mỗi nơi có những quy định pháp luật khác nhau nhưng bất kỳ quốc gia nào cũng đều có công tố viên. Tại Việt Nam, công tố viên là thành viên của Viện công tố và chịu sự lãnh đạo của Viện trưởng viện công tố.


Như vậy qua bài viết này bạn đã hiểu công tố viên là gì? Hy vọng từ những thông tin trên sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về ngành nghề này và tự tin lựa chọn công việc cho bản thân. Nếu bạn đang phân vân chưa biết tìm việc làm uy tín tại đâu, hãy truy cập ngay CareerViet. Đây là nền tảng việc làm lớn và uy tín nhất hiện nay, bạn sẽ được kết nối với các doanh nghiệp lớn nhỏ khắp toàn quốc từ đó tăng cơ hội tìm được công việc phù hợp nhất.

  CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

Cty Phú Hưng Thịnh
Cty Phú Hưng Thịnh

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH ELASTEN VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH ELASTEN VIỆT NAM

Lương: 7 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh | Hà Nội

CÔNG TY CP SAIGON AUTO SUPPORTING INDUSTRY
CÔNG TY CP SAIGON AUTO SUPPORTING INDUSTRY

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

RAWLPLUG VIETNAM COMPANY LIMITED
RAWLPLUG VIETNAM COMPANY LIMITED

Lương: 1,000 - 1,500 USD

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH ELASTEN VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH ELASTEN VIỆT NAM

Lương: 20 Tr - 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM
CÔNG TY TNHH AMERICA INDOCHINA MANAGEMENT VIETNAM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần TM & DV Phong Vũ
Công Ty Cổ Phần TM & DV Phong Vũ

Lương: 22 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN LGI
CÔNG TY CỔ PHẦN LGI

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Featurii
Featurii

Lương: 20 Tr - 100 Tr VND

Hồ Chí Minh

EUROFINS VIETNAM
EUROFINS VIETNAM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn F&F
Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn F&F

Lương: Trên 40 Tr VND

Hà Nội

Công Ty Cổ Phần TARA
Công Ty Cổ Phần TARA

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Headhunter HRchannels Group
Headhunter HRchannels Group

Lương: 800 - 1,500 USD

Hồ Chí Minh

ILA Việt Nam
ILA Việt Nam

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Alphanam Group
Alphanam Group

Lương: 8 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội | Hồ Chí Minh

Alphanam Group
Alphanam Group

Lương: 18 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Dự Án Việt Nam
Dự Án Việt Nam

Lương: 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

ADC PLASTIC,. JSC
ADC PLASTIC,. JSC

Lương: 18 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội | Hưng Yên

Bài viết cùng chuyên mục

Bí kíp giúp Frontend Developer thành công trong phỏng vấn
Frontend Developer là tư duy về UI/UX. Lập trình viên không chỉ đơn thuần là giỏi về coder mà phải biết về Designer và Business Analyst (BA)
Thay đổi bản thân là chìa khóa để mở cánh cửa cơ hội trong công việc
Hướng dẫn thay đổi bản thân, nắm bắt cơ hội trong công việc, ngoại giao, phát triển… Tips thay đổi bản thân giúp bạn đạt được thành công trong cuộc sống
Điền trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch sao cho chuẩn?
Hướng dẫn điền trình độ ngoại ngữ vào sơ yếu lý lịch cực chuẩn, chính xác, đơn giản chỉ vài bước giúp bạn tự tin trong cuộc phỏng vấn sắp tới.
NLP là gì? Ứng dụng NLP trong công việc như thế nào để đạt hiệu quả
NLP là gì? NLP là cụm từ viết tắt của Neuro-Linguistic Programming có thể hiểu là lập trình ngôn ngữ tư duy hay tư duy lập trình
Chính kiến là gì? Bí quyết để trở thành người có chính kiến
Chính kiến là gì? Tại sao phải có chính kiến trong cuộc sống? Bí quyết để trở thành người có chính kiến: Tư duy độc lập, hiểu biết sâu, tự tin, biết lắng nghe…
SOW là gì? Cách sử dụng SOW trong công việc
SOW là gì? SOW nghĩa là Statement of Work (Bản kê khai công việc) là một tài liệu quan trọng cung cấp mô tả về các yêu cầu của một công việc, dự án nhất định.

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback