Kênh phân phối là gì? Tổng hợp các kênh phân phối phổ biến hiện nay

Lượt xem: 25,116

Kênh phân phối là khái niệm quen thuộc và thường thấy trong lĩnh vực marketing. Đây là một trong những yếu tố quan trọng có ảnh hưởng lớn đến toàn bộ kế hoạch marketing của doanh nghiệp. Thông qua bài viết hôm nay, CareerViet sẽ cùng bạn tìm hiểu chi tiết về định nghĩa kênh phân phối là gì cũng như tổng hợp các kênh phân phối phổ biến hiện nay. Khám phá ngay.

Kênh phân phối là gì?

Kênh phân phối là gì? Đây là câu hỏi được nhiều người tìm kiếm khi tìm hiểu về lĩnh vực marketing. Trên thực tế, kênh phân phối được biết đến là hình thức trung gian có khả năng hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình phân bổ những dịch vụ, sản phẩm ra bên ngoài thị trường nhằm mục đích đưa sản phẩm, dịch vụ đến tay tệp khách hàng tiềm năng cuối cùng. Đây cũng được xem là cầu nối giúp tạo ra sự liên kết giữa nhà sản xuất cũng như người tiêu dùng. Thông qua các kênh phân phối, chuỗi cung ứng hàng hóa của doanh nghiệp sẽ được lưu thông một cách liên tục và liền mạch.

Xem thêm: Chuyên viên marketing là ai? Điều kiện ứng tuyển là gì

Kênh phân phối là gì?

Kênh phân phối là hình thức trung gian hỗ trợ doanh nghiệp trong quá trình phân bổ sản phẩm (Nguồn: Internet)

Kênh phân phối có ý nghĩa gì đối với doanh nghiệp và khách hàng

Bên cạnh tìm hiểu về khái niệm kênh phân phối là gì, nhiều người cũng quan tâm đến ý nghĩa của các kênh phân phối đối với khách hàng và doanh nghiệp.

Đối với doanh nghiệp

Các kênh phân phối có tác dụng rất lớn đối với các doanh nghiệp chuyên về mảng kinh doanh. Đây sẽ là công cụ giúp công ty, tổ chức bao phủ thị trường, tăng cường độ nhận diện của thương hiệu và gia tăng sức ảnh hưởng của dịch vụ, sản phẩm trong tâm trí của khách hàng. Kênh phân phối cũng ảnh hưởng trực tiếp đến hiệu quả kinh doanh của của doanh nghiệp và là một phần không thể thiếu quyết định sự thành công của các chiến lược marketing hay chiến lược thương hiệu.

Đối với khách hàng

Đối với người tiêu dùng, các kênh phân phối đóng vai trò giống như “cổng kết nối” để khách hàng có thể dễ dàng tiếp cận với sản phẩm một cách tiện lợi hơn. Từ đó, việc lựa chọn chủng loại sản phẩm phù hợp với nhu cầu sử dụng cũng sẽ diễn ra một cách thuận lợi. Điều này giúp cho việc mua sắm hàng hóa của khách hàng trở nên nhanh chóng, mang lại nhiều trải nghiệm thú vị.

Xem thêm: Content Marketing là gì? Tầm quan trọng của Marketing trong doanh nghiệp

ý nghĩa của kênh phân phối

Kênh phân phối là công cụ giúp công ty, tổ chức bao phủ thị trường, tăng cường độ nhận diện của thương hiệu (Nguồn: Internet)

Các loại kênh phân phối trong marketing

Kênh phân phối trực tiếp

Kênh phân phối trực tiếp được chia thành 2 loại là kênh truyền thống và kênh hiện đại.

Kênh phân phối trực tiếp truyền thống

Kênh phân phối trực tiếp truyền thống được biết đến là kiểu phân phối sản phẩm, dịch vụ từ nhà sản xuất đến tay người tiêu dùng mà không cần thông qua bất kỳ kênh trung gian nào. Mô hình phân phối này khá phổ biến đối với những hộ kinh doanh quy mô nhỏ như cửa hàng ăn uống, tiệm bánh, hàng ăn uống,... Kênh phân phối trực tiếp không chỉ hỗ trợ công việc bán hàng mà còn là một phần trong chiến lược marketing, giúp tăng cường độ nhận diện của hộ kinh doanh trong tâm trí khách hàng.

Kênh phân phối trực tiếp hiện đại

Nhờ vào sự phát triển “chóng mặt” của các sàn thương mại điện tử và kênh online, chuỗi các kênh phân phối trực tiếp hiện đại thông qua nền tảng internet, bao gồm các platform như: Facebook, website,... đã được cho ra đời. Chi phí vận chuyển hàng hóa cũng như duy trì những kênh phân phối hiện đại thường ở mức thấp hơn khá nhiều so với kênh truyền thống. Ngoài ra, bằng việc sử dụng các kênh hiện đại như vậy thì việc tiếp cận với khách hàng mới cũng dễ dàng hơn. Vì vậy, không chỉ các doanh nghiệp lớn mà hiện nay, nhiều công ty sản xuất nhỏ lẻ cũng đã áp dụng kênh phân phối này trong kinh doanh.

Ví dụ kênh phân phối trực tiếp

Những doanh nghiệp lớn tiêu biểu như chuỗi cửa hàng Vinamilk hay TH Truemart hiện nay cũng đã áp dụng hình thức phân phối sản phẩm thông qua kênh phân phối trực tiếp hiện đại bằng cách mở các store online chính hãng trên các nền tảng mua sắm trực tuyến uy tín như Shopee hay Lazada.

Xem thêm: Làm thế nào để trở thành một digital marketing chuyên nghiệp

ví dụ về kênh phân phối trực tiếp trong marketing

Kênh phân phối trực tiếp là kiểu phân phối sản phẩm từ nhà sản xuất đến người tiêu dùng mà không cần thông qua kênh trung gian nào (Nguồn: Internet)

Kênh phân phối gián tiếp

Kênh phân phối gián tiếp được định nghĩa là các kênh cần ít nhất một bên trung gian như nhà bán lẻ, đại lý ký gửi,...thì mới có thể phân phối sản phẩm đến người tiêu dùng. Kênh phân phối gián tiếp bao gồm có 3 cấp độ khác nhau, đó là:

  • Cấp độ 1: Nhà sản xuất – Nhà bán lẻ – Người tiêu dùng
  • Cấp độ 2: Nhà sản xuất – Nhà bán buôn – Nhà bán lẻ – Người tiêu dùng
  • Cấp độ 3: Nhà sản xuất – Môi giới – Nhà bán buôn – Nhà bán lẻ – Người tiêu dùng.

Đa số những doanh nghiệp trên thị trường hiện này đều ưa chuộng sử dụng kiểu phân phối này trong việc kinh doanh. Nguyên nhân là vì cơ chế tự vận hành cũng như phát triển hệ thống kinh doanh trực tiếp thường tốn nhiều chi phí lớn hơn so với hình thức phân phối thông qua các kênh bán lẻ đã có sẵn độ phủ sóng trên thị trường và lưu lượng khách hàng ổn định.

Kênh phân phối đa cấp

Kênh phân phối đa cấp là dạng phân phối mà trong đó người tiêu dùng đóng vai trò như một cấp phân phối sản phẩm đến cho người tiêu dùng tiếp theo. Điểm cộng lớn nhất của kiểu phân phối này là hỗ trợ doanh nghiệp tiết kiệm chi phí cho quá trình vận hành hệ thống một cách tối đa.

kênh phân phối đa cấp

Kênh phân phối đa cấp là dạng phân phối mà trong đó người tiêu dùng đóng vai trò như một cấp phân phối sản phẩm (Nguồn: internet)

Xem thêm:

Nhân viên kinh doanh là ai? Mô tả công việc chi tiết

Kênh phân phối tiếp thị liên kết - Affiliate Marketing

Affiliate marketing có nghĩa trong tiếng Việt là tiếp thị liên kết. Đây là mô hình phân phối mà thông qua đó, các nhà sản xuất có thể đặt dịch vụ, sản phẩm của mình tại facebook, website, instagram, tiktok,… trên các trang, bài viết của cộng tác viên. Khi người tiêu dùng thực hiện hành động click vào link mua hàng hay đăng ký dịch vụ thì cộng tác viên sẽ nhận được tiền hoa hồng từ những cú click đó.

Xem thêm: Cộng tác viên (CTV) là gì? Những kỹ năng cần có của CTV

Vai trò của kênh phân phối trong marketing

Chức năng của kênh phân phối trong marketing cũng là một trong những thông tin nhận được nhiều sự quan tâm. Thực tế, vai trò to lớn mà các kênh phân phối mang lại cho chiến lược quảng bá của doanh nghiệp đó là:

  • Kênh phân phối giúp phát huy hết năng lực của các chiến lược marketing nhờ vào sự đa dạng và đa nền tảng mà các kênh phân phối sở hữu.
  • Các chiến dịch marketing có được hiệu ứng lan truyền một cách mạnh mẽ hơn thông qua các kênh phân phối, từ đó, việc tiếp cận cũng như thu hút khách hàng tiềm năng diễn ra hiệu quả hơn.
  • Kênh phân phối hỗ trợ doanh nghiệp thu thập phản hồi, ý kiến từ người tiêu dùng về chiến lược marketing để tổ chức có sự điều chỉnh và khắc phục các lỗ hổng một cách kịp thời.
  • Các kênh phân phối hiện đại còn có vai trò hữu ích, giúp doanh nghiệp gia tăng doanh số bán hàng một cách nhanh chóng và ổn định thông qua những mô hình marketing trực tiếp phổ biến hiện nay.

Vai trò của kênh phân phối trong marketing

Kênh phân phối giúp phát huy hết năng lực của các chiến lược marketing nhờ vào sự đa dạng và đa nền tảng (Nguồn: Internet)

Xem thêm: Promotion là gì? Ý nghĩa và 8 yếu tố triển khai chiến dịch Promotion

Kênh phân phối có ảnh hưởng như thế nào tới doanh nghiệp

Cấu trúc kênh phân phối phù hợp và đúng đắn có sự ảnh hưởng một cách tích cực đến doanh nghiệp, giúp công ty, tổ chức có được chỗ đứng, vị trí vững chắc hơn trên thị trường cũng như giúp nhà sản xuất am hiểu sâu sắc về nhu cầu của khách hàng để thông qua đó, đưa ra nhiều chiến lược marketing xuất sắc trong tương lai.

Ngược lại, nếu doanh nghiệp không thận trọng trong việc lựa chọn kênh phân phối thì rất có thể điều này sẽ trở thành “con dao hai lưỡi”, khiến công việc kinh doanh của nhà sản xuất gặp nhiều rủi ro, không đạt được kết quả như mong đợi.

Các chiến lược phát triển kênh phân phối hiệu quả

Để sử dụng kênh phân phối một cách hiệu quả, doanh nghiệp cần biết cách quản trị kênh phân phối. Dưới đây là các bước phát triển kênh phân phối hiệu quả mà bạn có thể tham khảo.

Bước 1: Xác định thị trường và đối tượng khách hàng mục tiêu

Để xây dựng kênh phân phối đạt hiệu quả thì bước xác định thị trường và khách hàng mục tiêu cần được chú trọng hàng đầu. Khi xác định được hai yếu tố trên, doanh nghiệp sẽ dễ dàng hơn trong quá trình lên kế hoạch xây dựng chiến lược kinh doanh thích hợp nhất.

Bước 2: Sàng lọc và lên danh sách nhóm kênh phân phối tiềm năng

Nhà phân phối đóng một vai trò rất quan trọng trong quy trình hình thành và xây dựng kênh phân phối. Do vậy, những Marketer nên liệt kê danh sách các nhà phân phối uy tín và chất lượng trước khi đến bước tiếp cận với các kênh phân phối.

Bước 3: Thỏa thuận với các kênh phân phối

Doanh nghiệp sẽ tiến hành đàm phán và thương lượng với các kênh phân phối sau khi đã hoàn thành hai bước bên trên. Nội dung của cuộc trao đổi chủ yếu xoay quanh đến dịch vụ và sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp.

Xem thêm: Sale Marketing Là Gì? Mô Tả Công Việc Sale Marketing Chi Tiết Nhất

Các chiến lược phát triển kênh phân phối hiệu quả

Doanh nghiệp sẽ tiến hành đàm phán với các kênh phân phối về sản phẩm mà doanh nghiệp cung cấp (Nguồn: Internet)

Bước 4: Lựa chọn kênh phân phối phù hợp nhất để phát triển

Doanh nghiệp sẽ lựa chọn kênh phân phối phù hợp nhất trong số các kênh đã đàm phán trước đó để hợp tác. Sau đó, doanh nghiệp sẽ tiến hành ký kết các văn bản thỏa thuận mang tính pháp lý. Trong văn bản sẽ thể hiện một cách đầy đủ những quyền hạn cũng như trách nhiệm và nghĩa vụ của hai bên.

Bước 5: Tổng hợp và xem xét lại để đưa ra những quyết định

Tổng hợp và đánh giá các quyết định là bước cần có trước khi hoàn tất xây dựng kênh phân phối. Bởi điều này giúp doanh nghiệp kịp thời đề ra những giải pháp tối ưu nhất để cải thiện các vấn đề còn thiếu sót.

Bước 6: Kiểm soát lại các kênh phân phối

Sau khi đã hoàn thành các bước xây dựng và quản trị kênh phân phối, doanh nghiệp chỉ cần tập trung phát triển và kiểm soát kênh. Mục đích cuối cùng là để đẩy mạnh kênh phân phối, giúp sản phẩm/dịch vụ được tiếp cận nhanh chóng với người tiêu dùng hơn.

Kiểm soát lại các kênh phân phối

Kiểm soát và phát triển kênh phân phối giúp sản phẩm được tiếp cận nhanh chóng với người tiêu dùng hơn (Nguồn: Internet)

Cơ hội việc làm Marketing tại CareerViet

Marketing là một trong những ngành nghề có sức hút trên thị trường việc làm hiện nay. Hầu hết các cơ sở kinh doanh đều cần đến vị trí này trong bộ máy của công ty nên cơ hội việc làm của ngành nghề này vô cùng rộng mở. Nếu bạn có đam mê ở lĩnh vực này và muốn kiếm một công việc liên quan đến marketing thì hãy nhanh tay truy cập CareerViet - trang web uy tín với hàng ngàn công việc với nhiều vị trí từ thực tập sinh đến giám đốc trên toàn quốc để lựa chọn ngành nghề thích hợp. Ngoài ra, CareerViet cũng cung cấp rất nhiều tiện ích như giúp bạn tham khảo lộ trình nghề nghiệp của bản thân với CareerMap hay tạo CV chuyên nghiệp chỉ với 3 bước tại CVHay.

Trên đây là các thông tin xoay quanh kênh phân phối là gì cũng như những kênh phân phối được ứng dụng phổ biến hiện nay. Hy vọng sau khi đọc xong, bạn sẽ biết thêm được nhiều kiến thức hay ho để đánh giá, xem xét lựa chọn được mô hình phân phối phù hợp với doanh nghiệp. Đừng quên truy cập CareerViet để cập nhật nhiều thông tin về các ngành nghề phổ biến hiện nay cũng như tìm kiếm các tin tuyển dụng chất lượng khác.

Top từ khóa tìm kiếm nhiều nhất:

tìm việc làm | Tuyển công nhân Bình Thuận | Tuyển phụ bếp TPHCM | Tìm việc làm Quận 2 chợ tốt

  CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

Headhunter HRchannels Group
Headhunter HRchannels Group

Lương: Cạnh Tranh

Ninh Bình

Công ty TNHH, Liên Doanh Vĩnh Hưng (TMI Việt Nam)
Công ty TNHH, Liên Doanh Vĩnh Hưng (TMI Việt Nam)

Lương: 30 Tr - 60 Tr VND

Hồ Chí Minh

Bảo mật
Bảo mật

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ASEAN
CÔNG TY CỔ PHẦN CHỨNG KHOÁN ASEAN

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

IDOCEAN Co.,ltd
IDOCEAN Co.,ltd

Lương: 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DEKKO
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN DEKKO

Lương: 13 Tr - 30 Tr VND

Hưng Yên

RGF HR Agent Vietnam Co., LTD
RGF HR Agent Vietnam Co., LTD

Lương: 30 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Việt Hà
Công ty Cổ Phần Dược Phẩm Việt Hà

Lương: Trên 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH CRYSTAL ELEGANCE TEXTILES VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH CRYSTAL ELEGANCE TEXTILES VIỆT NAM

Lương: Cạnh Tranh

Bình Dương

Công Ty Cổ Phần Địa Ốc Phú Long
Công Ty Cổ Phần Địa Ốc Phú Long

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH HI TECK
CÔNG TY TNHH HI TECK

Lương: 5,000 - 7,000 USD

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần XLUXURY Việt Nam
Công ty Cổ phần XLUXURY Việt Nam

Lương: 13 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

Công ty Cổ phần nhân lực HR Global
Công ty Cổ phần nhân lực HR Global

Lương: 10 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN NISO
CÔNG TY CỔ PHẦN NISO

Lương: 18 Tr - 27 Tr VND

Hồ Chí Minh

Tập Đoàn Kim Tín
Tập Đoàn Kim Tín

Lương: 20 Tr - 40 Tr VND

Long An

Hoang Lam Mechanical Fabrication Co., Ltd.
Hoang Lam Mechanical Fabrication Co., Ltd.

Lương: Cạnh Tranh

Bình Dương

Viet Han Concrete Ltd.,
Viet Han Concrete Ltd.,

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

DIGI-TEXX VIETNAM
DIGI-TEXX VIETNAM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM DRAGON
CÔNG TY TNHH DƯỢC PHẨM DRAGON

Lương: 12 Tr - 25 Tr VND

Toàn quốc

CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN TRƯỜNG SƠN
CÔNG TY CỔ PHẦN BẤT ĐỘNG SẢN TRƯỜNG SƠN

Lương: 22 Tr - 27 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HTM
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN HTM

Lương: 18 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Friwo Vietnam Co., Ltd
Friwo Vietnam Co., Ltd

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Bibabo
Công Ty TNHH Bibabo

Lương: 20 Tr - 40 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN HÒA VIỆT NAM
CÔNG TY CỔ PHẦN XUÂN HÒA VIỆT NAM

Lương: 20 Tr - 40 Tr VND

Vĩnh Phúc

Công Ty CP Đầu Tư IMG
Công Ty CP Đầu Tư IMG

Lương: 18 Tr - 23 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc
Công ty TNHH Thiên Thủy Mộc

Lương: 17 Tr - 26 Tr VND

Hà Nội

Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng TNG
Công ty cổ phần đầu tư và xây dựng TNG

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội | Hồ Chí Minh | Đồng Nai

De Heus LLC
De Heus LLC

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục

3 mẹo đọc sách nhỏ mà có võ nhưng không phải ai cũng biết
Nhiều người lầm tưởng rằng đọc sách là phải đọc hết từ đầu đến cuối và nhớ được hết nội dung. Tuy nhiên, cách đọc sách thông minh nằm ở việc tiếp nhận thông tin hiệu quả và lưu trữ kiến thức lâu dài. Trong bài viết này, CareerViet sẽ cùng bạn đi tìm lời giải đáp cho 3 câu hỏi thường gặp nhất về việc đọc thêm sách:
Bí kíp giúp Frontend Developer thành công trong phỏng vấn
Frontend Developer là tư duy về UI/UX. Lập trình viên không chỉ đơn thuần là giỏi về coder mà phải biết về Designer và Business Analyst (BA)
Thay đổi bản thân là chìa khóa để mở cánh cửa cơ hội trong công việc
Hướng dẫn thay đổi bản thân, nắm bắt cơ hội trong công việc, ngoại giao, phát triển… Tips thay đổi bản thân giúp bạn đạt được thành công trong cuộc sống
Điền trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch sao cho chuẩn?
Hướng dẫn điền trình độ ngoại ngữ vào sơ yếu lý lịch cực chuẩn, chính xác, đơn giản chỉ vài bước giúp bạn tự tin trong cuộc phỏng vấn sắp tới.
NLP là gì? Ứng dụng NLP trong công việc như thế nào để đạt hiệu quả
NLP là gì? NLP là cụm từ viết tắt của Neuro-Linguistic Programming có thể hiểu là lập trình ngôn ngữ tư duy hay tư duy lập trình
Chính kiến là gì? Bí quyết để trở thành người có chính kiến
Chính kiến là gì? Tại sao phải có chính kiến trong cuộc sống? Bí quyết để trở thành người có chính kiến: Tư duy độc lập, hiểu biết sâu, tự tin, biết lắng nghe…

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback