Không nên tăng thời gian làm thêm quá 60 giờ/tháng

Lượt xem: 5,098

Đại diện Tổng LĐLĐ Việt Nam kiến nghị chỉ nâng mức trần thời gian làm thêm theo tháng từ 40 giờ lên 60 giờ; không áp dụng đối với phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ, công việc nặng nhọc, độc hại...

Chiều 10-3, Ủy ban Thường vụ Quốc hội (TVQH) đã họp xem xét dự thảo Nghị quyết về thời giờ làm thêm trong 1 tháng và trong 1 năm của người lao động (NLĐ). Theo tờ trình, Chính phủ trình Ủy ban TVQH ban hành nghị quyết về tăng số giờ làm thêm tối đa từ 40 giờ lên 72 giờ/tháng nhưng không quá 300 giờ/năm, không giới hạn nhóm, ngành nghề, công việc.

Tính đúng, tính đủ lương tăng ca cho công nhân
Tiếp xúc với chúng tôi, nhiều công nhân (CN), cán bộ Công đoàn và người sử dụng lao động có những ý kiến trái chiều về đề xuất này.

Trải qua thời gian dài khó khăn vì dịch bệnh, hầu hết NLĐ đều mong làm thêm để cải thiện thu nhập. Chị Lê Thị Vy, CN Công ty TNHH Sprinta (KCX Linh Trung 2, TP Thủ Đức, TP HCM) cho biết nếu không tăng ca thì gia đình chị không thể sống được với mức lương cơ bản hiện nay. Chị Vy làm CN may 8 năm nhưng mức lương chưa được 5 triệu đồng/tháng, nếu tăng ca thu nhập mỗi tháng được 7-8 triệu đồng. Chồng chị làm CN thời vụ tại một xưởng cơ khí tư nhân, thu nhập rất thấp. Trong khi đó, chi phí sinh hoạt và nuôi 2 con đi học rất lớn. Chị Vy bày tỏ: "Tôi chấp nhận tăng giờ làm thêm bởi nếu không tăng ca, chúng tôi không sống nổi. Tôi mong các cơ quan chức năng khi quyết định tăng giờ làm thêm thì phải giám sát tốt để doanh nghiệp (DN) tính đúng, tính đủ lương tăng ca cho CN".


Việc tăng giờ làm thêm phải tính đến phương án bảo đảm sức khỏe lâu dài của người lao động. Ảnh: HOÀNG TRIỀU

Đồng ý tăng giờ làm thêm tuy nhiên ông Lưu Kim Hồng, Chủ tịch Công đoàn Công ty TNHH Nidec Việt Nam (Khu Công nghệ cao, TP Thủ Đức, TP HCM), cho rằng nên khống chế ở mức 60 giờ/tháng. Theo ông Hồng, việc tăng giờ làm thêm trong tháng mà vẫn khống chế thời gian tăng ca 300 giờ/năm là không hợp lý. Trong khi đó, ông Trần Thanh Sơn, Trưởng Phòng Hành chính - Nhân sự Công ty TNHH May mặc Song Ngọc (quận Bình Tân, TP HCM), cho biết nếu tăng ca theo đề xuất trên thì CN không còn thời gian lo cho gia đình. "Luật quy định việc tăng ca là tự nguyện, song để một dây chuyền sản xuất vận hành bình thường thì không thể có người tăng ca người không, dẫn đến việc DN tìm cách ép NLĐ phải làm thêm giờ đến mức tối đa, về lâu dài sẽ gây ra hệ lụy về sức khỏe" - ông Sơn nói. Ông Sơn cũng cho biết hiện công ty ông đang thiếu lao động và đơn hàng nhiều nhưng thay vì tăng giờ làm thêm, DN chú trọng tăng năng suất lao động.

Cùng quan điểm, ông Lý Khánh Hoàng, Trưởng Phòng Nhân sự Nhà máy Juno, Công ty CP Sản xuất Thương mại Dịch vụ Juno (huyện Bình Chánh, TP HCM), cho rằng không nên tăng giờ làm thêm lên 72 giờ/tháng. Ông Hoàng phân tích việc tăng giờ làm thêm như vậy không có lợi cho cả NLĐ và DN bởi nếu vẫn khống chế 300 giờ/năm mà tăng số giờ làm trong tháng thì sẽ có tình trạng DN buộc NLĐ tăng ca gần 3 giờ/ngày trong vòng 3-4 tháng liên tục, vừa bào mòn sức khỏe NLĐ vừa không bảo đảm sự ổn định về thu nhập.

Không nên áp dụng tất cả các ngành nghề
Là cơ quan đại diện cho NLĐ, Phó Chủ tịch Tổng LĐLĐ Việt Nam Trần Văn Thuật cho biết trong quá trình chuẩn bị dự thảo Nghị quyết của Ủy ban TVQH, Tổng LĐLĐ Việt Nam đã lấy ý kiến của một số đối tượng, hơn chục ngàn NLĐ về việc tăng thời giờ làm thêm theo tháng và theo năm. Đa số NLĐ đồng tình quan điểm và ủng hộ đề xuất của Chính phủ về mở rộng cũng như tăng thời giờ. NLĐ cũng cho rằng việc tăng thời giờ làm thêm sẽ giúp khắc phục khó khăn mà NLĐ và DN đang gặp phải trong bối cảnh hiện nay. Ông Thuật kiến nghị Ủy ban TVQH xem xét chỉ nâng mức trần thời gian làm thêm theo tháng lên 150%. Đồng thời đề nghị không áp dụng chính sách đối với phụ nữ mang thai, nuôi con nhỏ dưới 12 tháng tuổi, công việc nặng nhọc, độc hại...

Thảo luận tại phiên họp, các thành viên Ủy ban TVQH bày tỏ tán thành với sự cần thiết của việc ban hành dự thảo nghị quyết. Các đại biểu cho rằng cần quy định để vừa bảo vệ NLĐ vừa trả công xứng đáng cho việc NLĐ đã làm thêm trên thực tế. Bên cạnh đó, cần đáp ứng yêu cầu phòng chống dịch; bảo đảm sức khỏe và điều kiện lao động lâu dài cho NLĐ; căn cứ vào yêu cầu công việc, sức khỏe của NLĐ, điều kiện của NLĐ và phải bảo đảm thỏa thuận bình đẳng công khai; trả công xứng đáng và theo thỏa thuận.

Các đại biểu cũng đề nghị trong quá trình tiếp thu chỉnh lý dự thảo nghị quyết, cơ quan soạn thảo cần lấy ý kiến NLĐ, lắng nghe thêm ý kiến các DN khác, các cơ quan tổ chức đại diện cho các hiệp hội ngành nghề, nhằm có cơ sở thực tiễn để khi ban hành nghị quyết sẽ đáp ứng yêu cầu thực tiễn, phù hợp với mong muốn của các DN cũng như NLĐ.

Để hoàn thiện dự thảo nghị quyết, Phó Chủ tịch Thường trực Quốc hội Trần Thanh Mẫn đề nghị việc mở rộng các ngành nghề, công việc phải cân nhắc, rà soát để loại trừ các đối tượng ngành nghề không áp dụng. Chính phủ tiếp tục rà soát theo quy định và theo hướng các ý kiến thảo luận của các thành viên Ủy ban TVQH phát biểu tại phiên họp. Dù đa số ý kiến của Ủy ban TVQH đồng tình đề xuất nâng thời giờ trong tuần và trong năm, tuy nhiên đề nghị cơ quan soạn thảo cần nghiên cứu kỹ hơn về vấn đề này. Đề nghị cơ quan thẩm tra và cơ quan soạn thảo cân nhắc đề xuất tên gọi của nghị quyết sao cho phù hợp.

Theo ông Vũ Hồng Quang, Phó Trưởng Ban Chính sách - Pháp luật Tổng LĐLĐ Việt Nam, việc mở rộng các ngành nghề, công việc phải cân nhắc, rà soát để loại trừ các đối tượng, ngành nghề không áp dụng, chẳng hạn như công việc nặng nhọc, độc hại, phụ nữ mang thai hoặc đang nuôi con nhỏ... Họ sẽ không chịu nổi nếu phải làm thêm giờ.

Bên cạnh đó, nếu nghị quyết được ban hành trong tháng 3 này thì thời hạn thực hiện cũng chỉ còn khoảng 8-9 tháng nữa. Do đó, về mặt quan điểm, Tổng LĐLĐ Việt Nam chỉ đồng ý khi áp dụng tăng giờ làm thêm tối đa trong thời gian ngắn hạn. "Và tối đa 300 giờ làm thêm/năm phải được tính trong 12 tháng từ thời điểm 1-1-2022 đến 31-12-2022" - ông Quang nói.

Theo ông Lê Đình Quảng - Phó Ban Chính sách Pháp luật, Tổng LĐLĐ Việt Nam - trong bối cảnh tác động của dịch Covid-19, việc đề xuất tăng thời gian làm thêm là cần thiết để tháo gỡ khó khăn, bảo đảm hoạt động của DN, giúp chuỗi cung ứng không bị đứt gãy. Tuy nhiên, ông Quảng nhấn mạnh đây chỉ là tình huống đặc biệt nên chỉ áp dụng trong thời gian ngắn cụ thể là đến 31-12-2022. "Tôi ủng hộ những kiến nghị trong báo cáo thẩm tra của Ủy ban Xã hội để bảo đảm sức khỏe của NLĐ, tránh trường hợp DN huy động làm việc nhiều tháng liên tục" - ông Quảng nói. 

Bảo đảm sức khỏe NLĐ
Ông Bùi Sỹ Lợi, nguyên Phó Chủ nhiệm Ủy ban Các vấn đề xã hội của Quốc hội, ủng hộ quan điểm của cơ quan thẩm tra cũng như ông đồng tình với việc chỉ nâng giờ làm thêm trong tháng từ 40 giờ lên 60 giờ. Ông Lợi cho rằng làm thêm giờ phải bảo đảm chính sách về tiền lương, NLĐ cũng được tăng thu nhập, song điều quan trọng nhất là phải bảo đảm sức khỏe và điều kiện làm việc theo quy định của pháp luật. Khi làm việc cần lưu ý về giải quyết mối quan hệ của DN và NLĐ trên tinh thần đôi bên cùng có lợi vì nếu NLĐ tăng thu nhập mà ảnh hưởng sức khỏe thì không có ý nghĩa.

  Báo Người lao động

Việc Làm VIP ( $1000+)

Công ty cổ phần HappySkin VietNam
Công ty cổ phần HappySkin VietNam

Lương: 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH F88
CÔNG TY CỔ PHẦN KINH DOANH F88

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN IDD
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN IDD

Lương: 25 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY TNHH LANGUAGE TALENT SOLUTIONS
CÔNG TY TNHH LANGUAGE TALENT SOLUTIONS

Lương: Lên đến 6,100 USD

Hồ Chí Minh

VI (Vietnam Investments) Group
VI (Vietnam Investments) Group

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Y&B
Công Ty Cổ Phần Y&B

Lương: 16 Tr - 32 Tr VND

Hà Nội | Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Central
Công Ty Cổ Phần Xây Dựng Central

Lương: 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH QUICK VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH QUICK VIỆT NAM

Lương: 35 Tr - 45 Tr VND

Hồ Chí Minh

Red Wok
Red Wok

Lương: 25 Tr - 35 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH Bệnh Viện Gia An 115
Công ty TNHH Bệnh Viện Gia An 115

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Anh Văn Hội Việt Mỹ (VUS)
Anh Văn Hội Việt Mỹ (VUS)

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CareerBuilder's client
CareerBuilder's client

Lương: 45 Tr - 50 Tr VND

Bắc Ninh

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương: 10 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN ONE MOUNT GROUP
CÔNG TY CỔ PHẦN ONE MOUNT GROUP

Lương: 500 - 1,500 USD

Hà Nội

Bảo mật
Bảo mật

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương: 10 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

Công ty CP Xhome Việt Nam
Công ty CP Xhome Việt Nam

Lương: 10 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội

Công ty CP Xhome Việt Nam
Công ty CP Xhome Việt Nam

Lương: 12 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY TNHH AMERI GROUP
CÔNG TY TNHH AMERI GROUP

Lương: 16 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty CP Xhome Việt Nam
Công ty CP Xhome Việt Nam

Lương: 10 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY TNHH AMERI GROUP
CÔNG TY TNHH AMERI GROUP

Lương: 16 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Chương trình Học viện Công nghệ BKACAD
Chương trình Học viện Công nghệ BKACAD

Lương: 15 Tr - 45 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THIẾT BỊ ĐẠI DƯƠNG
CÔNG TY TNHH ĐẦU TƯ VÀ PHÁT TRIỂN THIẾT BỊ ĐẠI DƯƠNG

Lương: 15 Tr - 50 Tr VND

Hồ Chí Minh | Bắc Ninh | Hà Nội

Công Ty TNHH Brenntag Việt Nam
Công Ty TNHH Brenntag Việt Nam

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội

Công ty TNHH Sữa Nutribiz
Công ty TNHH Sữa Nutribiz

Lương: Cạnh Tranh

Bình Dương

RHENUS LOGISTICS LTD,.
RHENUS LOGISTICS LTD,.

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội

RHENUS LOGISTICS LTD,.
RHENUS LOGISTICS LTD,.

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội | Hồ Chí Minh

VINHOMES - Tập đoàn Vingroup
VINHOMES - Tập đoàn Vingroup

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội

MOVI Việt Nam
MOVI Việt Nam

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công ty Gốm Sứ Minh Long
Công ty Gốm Sứ Minh Long

Lương: 22 Tr - 25 Tr VND

Bình Dương

Bài viết cùng chuyên mục

Lương khoán là gì? Cách tính, hình thức trả lương khoán cho người lao động
Lương khoán là gì? Là hình thức trả lương khi người lao động hoàn thành công việc đúng chất lượng được giao. Cùng CareerBuilder tìm hiểu cách tính lương khoán cho người lao động
Cách tính lương giáo viên các cấp theo quy định mới nhất hiện nay
Cách tính lương giáo viên mầm non, tiểu học, THCS, THPT mới nhất có phụ cấp. Cùng CareerBuilder tìm hiểu công thức tính, bảng lương mới nhất của giáo viên hiện nay
Hướng Dẫn Cách Tính BHXH 1 Lần Trên VssID Online Đơn Giản, Nhanh Chóng
Cách tính bảo hiểm xã hội 1 lần trên VssID đơn giản, dễ thực hiện. Cùng tìm hiểu app tính BHXH, cách rút, tra cứu, công thức tính bảo hiểm xã hội 1 lần mới nhất hiện nay
Hệ số lương cơ bản là gì? Cách tính lương theo hệ số cho người lao động
Hệ số lương là gì? Cùng CareerBuilder tìm hiểu về hệ số lương cơ bản viên chức, công chức, giáo viên, đại học hiện nay và cách tính mức lương theo hệ số mới nhất năm 2023.
Tìm việc trực tuyến an toàn và cảnh giác trước các công việc đáng ngờ
Lợi dụng kẻ hở của sự tự do trên internet, nhiều kẻ lừa đảo đã mạo danh, thậm chí giả danh các công ty uy tín bằng nhiều hình thức tinh vi, hòng lừa gạt tiền bạc, lấy cắp thông tin cá nhân với các mô tả công việc hoàn hảo. Hãy cảnh giác bảo vệ bản thân trước các công việc đáng ngờ ngay nhé!
Techcombank trở lại đường đua 'Nhà tuyển dụng yêu thích 2022'
Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank, được bình chọn là Nhà tuyển dụng yêu thích nhất năm 2021, đã sẵn sàng trở lại đường đua ''Nhà tuyển dụng yêu thích 2022''.