Người lao động thử việc có bắt buộc phải ký hợp đồng không? Những rủi ro khi thỏa thuận thử việc bằng miệng?

Lượt xem: 5,928

Người lao động thử việc có bắt buộc phải ký hợp đồng không?

Căn cứ vào Điều 24 Bộ luật Lao động 2019 đã quy định về thử việc như sau:

Thử việc

1. Người sử dụng lao động và người lao động có thể thỏa thuận nội dung thử việc ghi trong hợp đồng lao động hoặc thỏa thuận về thử việc bằng việc giao kết hợp đồng thử việc.

2. Nội dung chủ yếu của hợp đồng thử việc gồm thời gian thử việc và nội dung quy định tại các điểm a, b, c, đ, g và h khoản 1 Điều 21 của Bộ luật này.

3. Không áp dụng thử việc đối với người lao động giao kết hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng.

Theo như quy định trên thì việc thỏa thuận thử việc giữa người lao động và người sử dụng lao động có thể thực hiện bằng việc giao kết hợp đồng thử việc hoặc ghi nội dung thử việc trong hợp đồng lao động

Tuy nhiên pháp luật về lao động lại không có bất kỳ quy định cụ thể nào về hình thức của hợp đồng thử việc mà chỉ quy định về hình thức của hợp đồng lao động.

Căn cứ vào Điều 14 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Hình thức hợp đồng lao động

1. Hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản và được làm thành 02 bản, người lao động giữ 01 bản, người sử dụng lao động giữ 01 bản, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều này.

Hợp đồng lao động được giao kết thông qua phương tiện điện tử dưới hình thức thông điệp dữ liệu theo quy định của pháp luật về giao dịch điện tử có giá trị như hợp đồng lao động bằng văn bản.

2. Hai bên có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói đối với hợp đồng có thời hạn dưới 01 tháng, trừ trường hợp quy định tại khoản 2 Điều 18, điểm a khoản 1 Điều 145 và khoản 1 Điều 162 của Bộ luật này.

Theo đó, hợp đồng lao động phải được giao kết bằng văn bản. Nếu như giao kết hợp đồng lao động thông qua phương tiện điện tử theo quy định của pháp luật thì hợp đồng lao động vẫn có giá trị như hợp đồng bằng văn bản.

Ngoài ra, đối với hợp đồng lao động có thời hạn dưới 01 tháng thì người lao động và người sử dụng lao động có thể giao kết hợp đồng lao động bằng lời nói

Chính vì vậy, nếu lựa chọn thỏa thuận thử việc tại hợp đồng lao động, các bên sẽ phải tiến hành giao kết hợp đồng bằng văn bản hoặc thông qua dữ liệu điện tử. Còn nếu giao kết hợp đồng thử việc, các bên được tùy chọn hình thức của hợp đồng thử việc.

Như vậy, khi thử việc, các bên không bắt buộc phải ký thành hợp đồng mà có thể thỏa thuận miệng về hợp đồng thử việc. Đồng nghĩa với đó, dù có thỏa thuận về thử việc nhưng không ký hợp đồng vẫn được coi là đúng luật.

Người lao động thử việc có bắt buộc phải ký hợp đồng không? Những rủi ro khi thỏa thuận thử việc bằng miệng?

Những rủi ro khi người lao động thỏa thuận thử việc bằng miệng?

Như đã đề cập đến ở nội dung trên, thử việc không bắt buộc phải ký hợp đồng bằng văn bản mà các bên hoàn toàn có thể thỏa thuận miệng với nhau. Tuy nhiên, nếu giao kết hợp đồng thử việc theo hình thức này, người lao động sẽ gặp phải nhiều rủi ro như:

- Dễ bị xâm phạm quyền lợi về thời gian thử việc

Căn cứ vào Điều 25 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Thời gian thử việc

Thời gian thử việc do hai bên thỏa thuận căn cứ vào tính chất và mức độ phức tạp của công việc nhưng chỉ được thử việc một lần đối với một công việc và bảo đảm điều kiện sau đây:

1. Không quá 180 ngày đối với công việc của người quản lý doanh nghiệp theo quy định của Luật Doanh nghiệp, Luật Quản lý, sử dụng vốn nhà nước đầu tư vào sản xuất, kinh doanh tại doanh nghiệp;

2. Không quá 60 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật từ cao đẳng trở lên;

3. Không quá 30 ngày đối với công việc có chức danh nghề nghiệp cần trình độ chuyên môn, kỹ thuật trung cấp, công nhân kỹ thuật, nhân viên nghiệp vụ;

4. Không quá 06 ngày làm việc đối với công việc khác.

Việc không ký hợp đồng thử việc mà chỉ thỏa thuận thử việc bằng miệng thì người lao động có thể sẽ gặp những rủi ro về thời gian thử việc.

- Người sử dụng lao động thường tùy ý cho nghỉ việc.

Căn cứ vào khoản 2 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Kết thúc thời gian thử việc

...

2. Trong thời gian thử việc, mỗi bên có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc hoặc hợp đồng lao động đã giao kết mà không cần báo trước và không phải bồi thường.

Theo đó, trong thời gian thử việc, dù có lập hợp đồng thử việc bằng văn bản hay thỏa thuận thử việc bằng miệng thì các bên đều có quyền hủy bỏ hợp đồng thử việc mà không cần báo trước cũng như là bồi thường.

Tuy nhiên, với tâm lý không ký hợp đồng nên không có văn bản ràng buộc về pháp lý nên doanh nghiệp dễ dàng cho người lao động nghỉ việc theo ý muốn của mình.

- Không có căn cứ để giải quyết quyền lợi khi xảy ra tranh chấp

Đây là thiệt thòi lớn nhất đối với người lao động khi thử việc mà không có hợp đồng. Do không có giấy tờ ràng buộc về pháp lý nên nếu người lao động nghỉ việc khi đang trong quá trình làm thử thường bị doanh nghiệp từ chối thanh toán các khoản tiền lương và quyền lợi khác liên quan. Khi đó, người lao động sẽ gặp phải khó khăn khi chứng minh trước cơ quan có thẩm quyền giải quyết tranh chấp.

Chính vì vậy, người lao động cần hết sức lưu ý, để đảm bảo quyền lợi cho mình, nên yêu cầu ký hợp đồng thử việc bằng văn bản để có cơ sở đòi hỏi các quyền lợi chính đáng.

Có bắt buộc thông báo kết quả thử việc cho người lao động khi kết thúc thời gian thử việc không?

Căn cứ vào khoản 1 Điều 27 Bộ luật Lao động 2019 quy định như sau:

Kết thúc thời gian thử việc

1. Khi kết thúc thời gian thử việc, người sử dụng lao động phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động.

Trường hợp thử việc đạt yêu cầu thì người sử dụng lao động tiếp tục thực hiện hợp đồng lao động đã giao kết đối với trường hợp thỏa thuận thử việc trong hợp đồng lao động hoặc phải giao kết hợp đồng lao động đối với trường hợp giao kết hợp đồng thử việc.

Trường hợp thử việc không đạt yêu cầu thì chấm dứt hợp đồng lao động đã giao kết hoặc hợp đồng thử việc.

Như vậy, khi kết thúc thời gian thử việc thì dù có đạt hoặc không đạt thì người sử dụng lao động cũng phải thông báo kết quả thử việc cho người lao động biết.

  Thư Viện Pháp Luật

Việc Làm VIP ( $1000+)

Kokoro company
Kokoro company

Lương: 8 Tr - 40 Tr VND

Bà Rịa - Vũng Tàu

Kokoro company
Kokoro company

Lương: 8 Tr - 40 Tr VND

Bình Dương

Kokoro company
Kokoro company

Lương: 8 Tr - 40 Tr VND

Đồng Nai

Kokoro company
Kokoro company

Lương: 8 Tr - 40 Tr VND

Bà Rịa - Vũng Tàu

Kokoro company
Kokoro company

Lương: 8 Tr - 40 Tr VND

Bình Dương

Kokoro company
Kokoro company

Lương: 8 Tr - 40 Tr VND

Đồng Nai

Kokoro company
Kokoro company

Lương: 9 Tr - 50 Tr VND

Bà Rịa - Vũng Tàu

Kokoro company
Kokoro company

Lương: 9 Tr - 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

Kokoro company
Kokoro company

Lương: 9 Tr - 50 Tr VND

Long An

Kokoro company
Kokoro company

Lương: 9 Tr - 50 Tr VND

Bình Dương

Kokoro company
Kokoro company

Lương: 9 Tr - 50 Tr VND

Đồng Nai

Kokoro company
Kokoro company

Lương: 9 Tr - 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

Kokoro company
Kokoro company

Lương: 9 Tr - 40 Tr VND

Long An

Kokoro company
Kokoro company

Lương: 9 Tr - 40 Tr VND

Bà Rịa - Vũng Tàu

Kokoro company
Kokoro company

Lương: 9 Tr - 40 Tr VND

Bình Dương

hrkokoro
hrkokoro

Lương: 9 Tr - 40 Tr VND

Đồng Nai

Công ty CP xây dựng và Cơ khí Delta E&C
Công ty CP xây dựng và Cơ khí Delta E&C

Lương: 15 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội | Hải Phòng

Ngân Hàng TMCP Quân Đội
Ngân Hàng TMCP Quân Đội

Lương: 15 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG CƯỜNG PHARMA
CÔNG TY CỔ PHẦN HÙNG CƯỜNG PHARMA

Lương: 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH WAGON
CÔNG TY TNHH WAGON

Lương: Trên 40 Tr VND

Đồng Nai

BSI GROUP
BSI GROUP

Lương: 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TM XNK WIN-WIN
CÔNG TY TNHH TM XNK WIN-WIN

Lương: 8,5 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Viet Han Concrete JSC.,
Viet Han Concrete JSC.,

Lương: 20 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

Trung tâm Anh ngữ ORO
Trung tâm Anh ngữ ORO

Lương: 9 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG DELTA
CÔNG TY TNHH TẬP ĐOÀN XÂY DỰNG DELTA

Lương: 15 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Bài viết cùng chuyên mục

Tìm việc trực tuyến an toàn và cảnh giác trước các công việc đáng ngờ
Lợi dụng kẻ hở của sự tự do trên internet, nhiều kẻ lừa đảo đã mạo danh, thậm chí giả danh các công ty uy tín bằng nhiều hình thức tinh vi, hòng lừa gạt tiền bạc, lấy cắp thông tin cá nhân với các mô tả công việc hoàn hảo. Hãy cảnh giác bảo vệ bản thân trước các công việc đáng ngờ ngay nhé!
Techcombank trở lại đường đua 'Nhà tuyển dụng yêu thích 2022'
Ngân hàng Thương mại cổ phần Kỹ Thương Việt Nam – Techcombank, được bình chọn là Nhà tuyển dụng yêu thích nhất năm 2021, đã sẵn sàng trở lại đường đua ''Nhà tuyển dụng yêu thích 2022''.
Cách tính thời gian bảo lưu khi dừng hưởng trợ cấp thất nghiệp được pháp luật quy định như thế nào?
Người này nghỉ việc được hưởng trợ cấp thất nghiệp từ cơ quan bảo hiểm là 6 tháng. Lãnh tiền 2 tháng thì người này có việc làm nên cơ quan bảo hiểm bảo lưu 4 tháng còn lại. Người này đi làm ở công ty mới được 12 tháng thì nghỉ. Lúc này mức hưởng của người này như thế nào? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Đây là câu hỏi của anh Thanh Huy - Long An.
Trả lương cao hơn cho những người không tham gia vào công đoàn cơ sở liệu công ty có bị xử phạt hay không?
Cho tôi hỏi công ty có được quyền trả lương cao hơn cho những người lao động không tham gia vào công đoàn cơ sở không vậy? Nếu như vì lý do tôi tham gia vào công đoàn cơ sở nên họ trả lương cho tôi thấp hơn những nhân viên khác không tham gia công đoàn thì có đúng hay không? Làm vậy có bị xử phạt gì không? - Chị Bảo Hân (Gia Lai).
Vợ con có được nhận phần chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp khi người lao động không may qua đời hay không?
Sếp cũ của tôi đang nhận trợ cấp thất nghiệp thì không may qua đời. Vậy xin hỏi vợ con của anh đó có thể đứng ra nhận phần chưa hưởng trợ cấp thất nghiệp được không? Mong nhận được câu trả lời sớm nhất. Xin cảm ơn! Đây là câu hỏi của chị Thanh Loan - Lâm Đồng.
Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có phải nộp tiền ký quỹ không? Nếu có thì mức ký quỹ là bao nhiêu?
Em ơi cho chị hỏi: Doanh nghiệp cho thuê lại lao động có phải nộp tiền ký quỹ không? Nếu có thì mức ký quỹ là bao nhiêu? Doanh nghiệp cho thuê lại lao động được rút tiền ký quỹ trong những trường hợp nào? Đây là câu hỏi của chị Hoàng Oanh đến từ Đà Nẵng.