Operation là gì? Thông tin đầy đủ và chi tiết về bộ phận operation

Lượt xem: 12,755

Operation là gì? Trong doanh nghiệp, Operation được gọi là các hoạt động được tiến hành nhằm mục đích vận hành doanh nghiệp. Operation là bộ phận đóng vai trò quan trọng đối với sự phát triển chung của doanh nghiệp. Để hiểu rõ hơn về bộ phận này, bạn hãy cùng CareerViet khám phá ngay trong bài viết dưới đây.

Operation là gì?

Operation là gì? Trong tiếng Anh, từ này có nghĩa là Vận hành hoạt động. Khi được ứng dụng vào lĩnh vực kinh doanh, Operation trở thành một bộ phận chức năng trong doanh nghiệp. Nhiệm vụ chính của vị bộ phận này là thiết lập kế hoạch và thực hiện hoạt động liên quan đến sản xuất kinh doanh của doanh nghiệp.

Xem thêm: Cộng Tác Viên (CTV) Là Gì? Những Kỹ Năng Cần Có Của CTV

Tổng quan về Operation là gì và những vị trí trong bộ phận này

Tổng quan về Operation là gì và những vị trí trong bộ phận này (Nguồn: Internet)

Trong quá trình tìm hiểu, khai thác thông tin về Operation, chúng ta cũng cần tìm hiểu Operator là gì. Theo đó, Operator là tên gọi của người đại diện tiến nhận thông tin cuộc gọi đến từ khách hàng, đối tác. Họ chỉ có nhiệm vụ chính là tiếp nhận cuộc gọi và nối máy đến đúng người để giải quyết sự vụ.

Các vị trí trong bộ phận Operation

Trong bộ phận Operation, có ba vị trí phổ biến là nhân viên vận hành (Operation executive), trưởng phòng vận hành (Operation manager) và Business Operation (người quản lý rủi ro). Tùy vào hoạt động, đặc điểm doanh nghiệp mà nhiệm vụ của những vị trí này cũng sẽ có sự khác nhau. Dưới đây là ví dụ về công việc của các bộ phận hoạt động trong lĩnh vực logistics, xuất nhập khẩu:

  • Operation executive đảm nhận nhiệm vụ khai báo thủ tục hải quan, giám sát quy trình sắp xếp, dỡ hàng và đóng hàng ở kho; tiếp nhận chứng từ để bàn giao cho khách; báo cáo tình hình các giao dịch cho quản lý hoặc ban giám đốc.
  • Operation manager có nhiệm vụ quản lý tuyển dụng và đào tạo, xử lý chế độ lao động cho nhân viên; lên kế hoạch và giám sát, đánh giá năng lực nhân viên; đánh giá chiến lược kinh doanh; quản lý quy trình, xử lý hàng tồn kho và các vấn đề khác liên quan đến quá trình giao và nhận hàng; đảm bảo môi trường làm việc an toàn, lành mạnh.
  • Business Operation có vai trò quản lý hoạt động kinh doanh, ủy quyền và giao việc hiệu quả cho nhân viên cấp dưới.

Nhiệm vụ của bộ phận Operation

Bộ phận Operation tác động rất lớn đối với hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Vậy nên, nhiệm vụ của bộ phận này mang tính chuyên môn cao, bao gồm các hoạt động dưới đây.

Lên kế hoạch kinh doanh

Operation đảm nhận nhiệm vụ thiết lập kế hoạch hàng năm, kế hoạch kinh doanh trong ngắn, trung và dài hạn cho doanh nghiệp. Các kế hoạch cần được xây dựng chi tiết, đầy đủ và phải nhắm đúng mục tiêu kinh doanh đã định trong từng thời kỳ.

Tổ chức thực hiện kế hoạch kinh doanh

Bên cạnh hoạt động lập kế hoạch, bộ phận Operation cần đảm nhận nhiệm vụ tổ chức thực hiện kế hoạch. Bộ phận này có nhiệm vụ chỉ đạo, giám sát trong suốt quá trình thực hiện kế hoạch và đánh giá kết quả đạt được của kế hoạch đó.

Triển khai kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm và phát triển thị trường

Nhiệm vụ hết sức quan trọng mà Operation đảm nhiệm chính là tìm kiếm kế hoạch tiếp thị, tìm kiếm và phát triển thị trường. Hoạt động này giúp đảm bảo hiệu quả kinh doanh của doanh nghiệp và tạo điều kiện cho doanh nghiệp mở rộng và phát triển quy mô.

Đào tạo nhân sự phòng Operation

Bộ phận Operation đảm nhận nhiệm vụ xây dựng kế hoạch đào tạo nhân viên thường kỳ của doanh nghiệp. Mục đích của việc này là gì nâng cao chất lượng nguồn lực của công ty để tạo tiền đề phát triển doanh nghiệp.

Xem thêm: Team Leader là gì? Tố chất, kỹ năng cần có của một team leader

Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận Operation

Chức năng, nhiệm vụ của bộ phận Operation (Nguồn: Internet)

Bên cạnh những nhiệm vụ chính kể trên, đội ngũ vận hành còn phải thực hiện thêm những nhiệm vụ theo chỉ đạo của cấp trên. Nói chung, đầu việc mà bộ phận này đảm nhận tương đối nhiều so với các phòng ban khác trong doanh nghiệp. Để khắc phục điều này, doanh nghiệp thường sẽ tập trung trung nhân lực vào bộ phận vận hành để đảm bảo hiệu quả, chất lượng công việc luôn được tối ưu.

Những yêu cầu đối với nhân viên operation là gì?

Nếu bạn yêu thích công việc của một nhân viên Operation thì dưới đây là những kỹ năng, kiến thức mà bạn cần chuẩn bị.

Bằng cấp

Bằng cấp là điều đầu tiên doanh nghiệp xem xét khi bạn muốn trở thành nhân viên của bộ phận Operation. Tùy vào cấp bậc và nhu cầu tuyển dụng mà yêu cầu về bằng cấp cho vị trí này cũng khác nhau.

Đối với vị trí nhân viên, nhà tuyển dụng thường chỉ yêu cầu Bằng tốt nghiệp THPT. Nhưng đối với vị trí quản lý hoặc trưởng phòng, bạn cần phải có Bằng tốt nghiệp đại học ở các chuyên ngành có liên quan.

Kinh nghiệm và trình độ chuyên môn

Đối với nhân viên vận hành, đa phần các nhà tuyển dụng không yêu cầu kinh nghiệm. Trong quá trình làm việc, bạn sẽ được đào tạo kỹ năng vận hành đầy đủ và chi tiết. Tuy nhiên, nếu như bạn đã có sẵn hiểu biết cơ bản và kinh nghiệm vận hành thì bạn sẽ ghi điểm đối với nhà tuyển dụng tốt hơn.

Về vị trí quản lý, trưởng phòng, nhà tuyển dụng thường yêu cầu phải có kinh nghiệm làm việc từ 3 - 5 năm ở vị trí tương đương. Điều này cũng dễ hiểu bởi ở vị trí này, bạn không chỉ cần có chuyên môn vững mà còn cần kỹ năng quản lý, giải quyết vấn đề

Các kỹ năng cần thiết

Các kỹ năng cần trang bị khi làm việc ở bộ phận Operation là gì? Bên cạnh kinh nghiệm và kiến thức chuyên môn, ứng viên cần tự trang bị cho mình các kỹ năng khác liên quan như:

  • Sự chỉn chu, tỉ mỉ trong từng công việc;
  • Kỹ năng giao tiếp, ứng xử và khả năng teamwork tốt;
  • Hiểu biết về máy móc và có kiến thức sơ lược về vận hành máy;
  • Khả năng chịu được áp lực công việc cao;
  • Có thể sắp xếp thời gian, công việc để làm thêm giờ.

Đối với vị trí trưởng phòng, quản lý, ngoài những kỹ năng kể trên, ứng viên cần trang bị thêm một vài kỹ năng khác:

  • Khả năng chịu được áp lực công việc lớn từ nhiều phía;
  • Khả năng lãnh đạo, quản lý và chỉ đạo nhân viên thực hiện nhiệm vụ được giao;
  • Kỹ năng quản lý tài chính, ngân sách, quản lý dòng tiền
  • Kỹ năng thiết lập kế hoạch công việc, điều phối và quản lý thời gian hiệu quả;
  • Kỹ năng cân đối và thiết lập quan hệ tốt đẹp với quản lý, đối tác và nhân viên.

Xem thêm: Intern Là Gì? Internship Là Gì? Top 6 Công Việc Intern Dễ Ứng Tuyển

Kỹ năng cần thiết cho nhân viên bộ phận Operation

Kỹ năng cần thiết cho nhân viên bộ phận Operation (Nguồn: Internet)

Bộ phận Operation là gì trong các doanh nghiệp khác nhau?

Ở mỗi doanh nghiệp khác nhau, bộ phận Operation cũng sẽ có những nhiệm vụ khác nhau. Cụ thể như:

  • Operation tại các doanh nghiệp bán lẻ có nhiệm vụ quản lý số lượng hàng tồn kho. Theo đó, bộ phận này cần kiểm tra dữ liệu bán hàng và thống kê mặt hàng nào bán chạy, mặt hàng nào còn tồn nhiều. Đồng thời, thực hiện các thỏa thuận mức giá, điều khoản tốt hơn với khách hàng nhằm tăng sinh lợi nhuận cho công ty.
  • Operation tại nhà hàng, doanh nghiệp kinh doanh thực phẩm đảm nhận nhiệm vụ quản lý hàng tồn kho, thu mua và chuẩn bị thực phẩm, quản lý nhân sự. Ngoài ra, bộ phận này còn phải thực hiện dịch vụ chăm sóc khách hàng và nâng cao trải nghiệm khách hàng nhằm đạt được kết quả kinh doanh đã đề ra.
  • Operation trong doanh nghiệp dịch vụ sẽ đảm nhận nhiệm vụ tương tác với khách hàng, xem xét quy trình và quản lý tác động có ảnh hưởng đến dịch vụ đó. Doanh nghiệp thường chia thành hai nhóm Operation chính là nhóm quản lý khách hàng và nhóm quản trị kinh doanh.
  • Operation trong doanh nghiệp sản xuất đảm nhận nhiệm vụ lên ý tưởng để cải tiến hiệu quả sản xuất. Họ phải đánh giá hiệu quả công việc và phải tìm ra cách mua, sử dụng và sản xuất, vận chuyển hàng hóa sao cho kết quả đạt được tối ưu nhất.
  • Operation trong doanh nghiệp kỹ thuật số đảm nhận nhiệm vụ tối ưu tuyển dụng, đào tạo và tư vấn cho nhân viên trong doanh nghiệp. Operation sẽ phải sắp xếp công việc và tính toán chi tiết thời gian hoàn thành công việc để tối ưu chi phí nhưng vẫn đảm bảo hiệu quả kinh doanh.

Một số khái niệm liên quan Operation trong kinh doanh

Trong kinh doanh, bên cạnh khái niệm Operation là gì còn có một số khái niệm liên quan khác như:

  • Operation manager là gì? Đây là thuật ngữ dùng để chỉ người đứng đầu bộ phận vận hành, chịu trách nhiệm trước toàn bộ hoạt động vận hành chung của công ty.
  • Operating income là gì? Thuật ngữ này tam dịch thành thu nhập hoạt động, là doanh thu còn lại sau khi đã trừ đi các chi phí về hoạt động và giá vốn bán hàng.
  • Operate là gì? Đây là thuật ngữ dùng để hoạt động vận hành.
  • Operational Objective là mục tiêu hoạt động trong kinh doanh. Mục tiêu được chia thành mục tiêu ngắn hạn và mục tiêu dài hạn.
  • Operation admin là người quản trị viên hoạt động, giúp giám sát, quản lý để mọi hoạt động diễn ra đúng kế hoạch và đạt hiệu quả cao nhất.

Xem thêm: CS là gì? Những kỹ năng cần thiết để trở thành nhân viên CS

Operation trong kinh doanh

Operation trong kinh doanh (Nguồn: Internet)

Những câu hỏi thường gặp về operation?

Operation trong logistic là gì?

peration trong logistics được hiểu là nhân viên giao nhận hiện trường. Để hiểu rõ hơn nhiệm vụ của bộ phận này, bạn có thể tìm đọc thêm ở các phần trên đây.

Retail Operation là gì?

Retail Operation là hoạt động bán lẻ các sản phẩm dịch vụ, hàng hóa của doanh nghiệp.

Như vậy, thông tin về Operation là gì đã được CareerViet chia sẻ với các bạn độc giả. Nếu bạn đang muốn thử sức mình vào các vị trí nhân sự tại Operation, hãy tạo ngay CV để ứng tuyển kịp thời nhé. Hàng trăm cơ hội việc làm với mức lương hấp dẫn cùng chế độ đãi ngộ tốt đang chờ đợi bạn tại .

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:

Tìm việc làm | Tìm việc làm tại Bắc Ninh không cần bằng cấp | Tuyển nhân viên y tế công ty tại Bình Dương | Việc làm thời vụ tại Cần Thơ

  CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

Saint-Gobain Vietnam
Saint-Gobain Vietnam

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN DAYONE ASIA
CÔNG TY CỔ PHẦN DAYONE ASIA

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

De Heus LLC
De Heus LLC

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

UrBox - Công ty Cổ phần Tiếp Thị Số Tô Quà
UrBox - Công ty Cổ phần Tiếp Thị Số Tô Quà

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Indo Trans Logistics
Indo Trans Logistics

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Indo Trans Logistics
Indo Trans Logistics

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Huhtamaki (Vietnam) Ltd.
Huhtamaki (Vietnam) Ltd.

Lương: 12 Tr - 25 Tr VND

Bình Dương

Công ty TNHH Bình Việt Đức (BIVID)
Công ty TNHH Bình Việt Đức (BIVID)

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH CJ Foods Việt Nam
Công Ty TNHH CJ Foods Việt Nam

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Kapla Việt Nam
Công Ty Cổ Phần Kapla Việt Nam

Lương: 20 Tr - 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Kapla Việt Nam
Công Ty Cổ Phần Kapla Việt Nam

Lương: 20 Tr - 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Kapla Việt Nam
Công Ty Cổ Phần Kapla Việt Nam

Lương: 20 Tr - 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Kapla Việt Nam
Công Ty Cổ Phần Kapla Việt Nam

Lương: 20 Tr - 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

Bảo mật
Bảo mật

Lương: 40 Tr - 50 Tr VND

Hồ Chí Minh

EUROFINS VIETNAM
EUROFINS VIETNAM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

AEON HÀ ĐÔNG
AEON HÀ ĐÔNG

Lương: 23 Tr - 28 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN BMK
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN BMK

Lương: 30 Tr - 35 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN BMK
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN BMK

Lương: 25 Tr - 27 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN BMK
CÔNG TY CỔ PHẦN TẬP ĐOÀN BMK

Lương: 35 Tr - 40 Tr VND

Hà Nội

Starbucks Vietnam
Starbucks Vietnam

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG CERGY
CÔNG TY TNHH CÔNG NGHỆ NĂNG LƯỢNG CERGY

Lương: 10 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương: 10 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty CP XHOME Việt Nam
Công ty CP XHOME Việt Nam

Lương: 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Wall Street English
Wall Street English

Lương: 70 Tr - 80 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty TNHH Korea Rental Vina
Công Ty TNHH Korea Rental Vina

Lương: 20 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

CÔNG TY CỔ PHẦN THỜI TRANG PHAN NGUYỄN
CÔNG TY CỔ PHẦN THỜI TRANG PHAN NGUYỄN

Lương: 20 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn TH
Công Ty Cổ Phần Tập Đoàn TH

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội

CÔNG TY TNHH JOB HOUSE
CÔNG TY TNHH JOB HOUSE

Lương: 15 Tr - 25 Tr VND

Hà Nam

CÔNG TY TNHH JOB HOUSE
CÔNG TY TNHH JOB HOUSE

Lương: 1,600 - 2,000 USD

Hà Nội

Bài viết cùng chuyên mục

Bí kíp giúp Frontend Developer thành công trong phỏng vấn
Frontend Developer là tư duy về UI/UX. Lập trình viên không chỉ đơn thuần là giỏi về coder mà phải biết về Designer và Business Analyst (BA)
Thay đổi bản thân là chìa khóa để mở cánh cửa cơ hội trong công việc
Hướng dẫn thay đổi bản thân, nắm bắt cơ hội trong công việc, ngoại giao, phát triển… Tips thay đổi bản thân giúp bạn đạt được thành công trong cuộc sống
Điền trình độ ngoại ngữ trong sơ yếu lý lịch sao cho chuẩn?
Hướng dẫn điền trình độ ngoại ngữ vào sơ yếu lý lịch cực chuẩn, chính xác, đơn giản chỉ vài bước giúp bạn tự tin trong cuộc phỏng vấn sắp tới.
NLP là gì? Ứng dụng NLP trong công việc như thế nào để đạt hiệu quả
NLP là gì? NLP là cụm từ viết tắt của Neuro-Linguistic Programming có thể hiểu là lập trình ngôn ngữ tư duy hay tư duy lập trình
Chính kiến là gì? Bí quyết để trở thành người có chính kiến
Chính kiến là gì? Tại sao phải có chính kiến trong cuộc sống? Bí quyết để trở thành người có chính kiến: Tư duy độc lập, hiểu biết sâu, tự tin, biết lắng nghe…
SOW là gì? Cách sử dụng SOW trong công việc
SOW là gì? SOW nghĩa là Statement of Work (Bản kê khai công việc) là một tài liệu quan trọng cung cấp mô tả về các yêu cầu của một công việc, dự án nhất định.

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback