Kế toán trưởng là ai? Tìm hiểu công việc của kế toán trưởng

Lượt xem: 16,813

Bộ phận kế toán đóng vai trò không nhỏ trong hoạt động kinh doanh cũng như phát triển của doanh nghiệp. Chính vì thế, trách nhiệm của một kế toán trưởng lại càng quan trọng hơn bao giờ hết. Nếu bạn chưa hiểu rõ kế toán trưởng là ai, làm công việc gì, cơ hội nghề nghiệp ra sao và yêu cầu công việc như thế nào thì đừng bỏ lỡ bài viết này nhé! CareerViet sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về công việc này qua những thông tin chi tiết được tổng hợp ngay sau đây!

1. Kế toán trưởng là ai?

Kế toán trưởng (tên gọi tiếng Anh là Chief Accountant) là vị trí được bổ nhiệm đứng đầu bộ phận kế toán. Họ sẽ chịu trách nhiệm quản lý, chỉ đạo các hoạt động liên quan đến tài chính, kế toán và thuế của doanh nghiệp. Đồng thời, đây cũng là người quản lý tất cả các kế toán viên, kế toán tổng hợp, kế toán tài chính, kế toán chi tiết,... Trong các công ty hay doanh nghiệp lớn, kế toán trưởng thường làm việc dưới quyền của giám đốc tài chính (CFO).

Kế toán trưởng là ai? Tìm hiểu công việc của kế toán trưởng
Vị trí kế toán trưởng là gì?

2. Mô tả công việc kế toán trưởng (KTT)

Là người chịu trách nhiệm chung về các hoạt động tài chính, kế toán của công ty nên khối lượng công việc của kế toán trưởng chắc chắn sẽ vô cùng lớn. Vậy kế toán trưởng làm gì? Dưới đây là bảng mô tả công việc chi tiết nhất của KTT.

Quản lý các hoạt động có liên quan đến tài chính, kế toán

- Tùy vào mô hình tổ chức, hoạt động sản xuất, kinh doanh của doanh nghiệp mà KKT sẽ phân bổ công việc phù hợp với bộ phận kế toán.
- Lập các biểu mẫu tài liệu, giấy tờ tài chính theo quy định của pháp luật.
- Lên kế hoạch công việc chi tiết và triển khai thực hiện các nhiệm vụ của bộ phận kế toán. 
- Tổ chức các hoạt động kiểm kê nguồn tài sản, dòng tiền liên quan đến hoạt động kinh doanh, quyền lợi của doanh nghiệp theo định kỳ.

Kế toán trưởng là ai? Tìm hiểu công việc của kế toán trưởng
Nhiệm vụ của kế toán trưởng trong công ty/doanh nghiệp

Tham gia quản lý, đào tạo các kế toán viên

- Tổ chức, điều phối công việc phù hợp cho các kế toán viên. 
- Giám sát, kiểm tra và đánh giá hiệu quả công việc của các kế toán viên. 
- Đào tạo, hướng dẫn, hỗ trợ nâng cao nghiệp vụ chuyên môn cho kế toán viên theo định kỳ.

Quản lý hệ thống kế toán, sổ sách, hóa đơn, chứng từ của doanh nghiệp

KTT là người chịu trách nhiệm quản lý, giám sát chung các hoạt động sản xuất, kinh doanh của công ty/doanh nghiệp, cụ thể đó là:

- Tính toán giá sản phẩm, hạch toán thuế.
- Đối chiếu công nợ với khách hàng, chủ đầu tư và ngân hàng.
- Tính toán tiền lương, bảo hiểm nhân viên.
- Kiểm soát quy trình lập tài liệu, sổ sách; quy trình kiểm kê tài sản nội bộ công ty.
- Lập bảng cân đối kế toán, rà soát các báo cáo nguồn tài chính của doanh nghiệp. 
- Theo dõi sát sao hoạt động lưu trữ mọi loại sổ sách kế toán, hóa đơn, chứng từ của doanh nghiệp theo đúng quy định. 

Kế toán trưởng là ai? Tìm hiểu công việc của kế toán trưởng
Khối lượng công việc mà KTT đảm nhiệm rất lớn

Tham mưu cho ban lãnh đạo về các hoạt động tài chính của doanh nghiệp

- Xác định nguồn dự trữ tài chính nội bộ, giảm chi phí tối đa cho doanh nghiệp.
- Giải quyết các vấn đề tài chính phát sinh, tham mưu kế hoạch cho ban lãnh đạo để đảm bảo nguồn lợi tài chính cho doanh nghiệp.
- Đưa ra kiến nghị phòng ngừa những rủi ro trong kinh doanh, đề xuất giải pháp tối ưu thu hút nguồn tài chính cho ngân sách của doanh nghiệp.

Lập và trình bày báo cáo tài chính

- Phối hợp với các kế toán viên, kế toán tổng hợp để lập báo cáo tài chính theo dõi tình hình sản xuất và kinh doanh của doanh nghiệp. 
- Phối hợp với kế toán tổng hợp trình bày bảng báo cáo tài chính trước ban lãnh đạo doanh nghiệp hoặc cơ quan kiểm toán. 

Kế toán trưởng là ai? Tìm hiểu công việc của kế toán trưởng
Kế toán trưởng chịu trách nhiệm chung cho các hoạt động liên quan đến bộ phận kế toán

Các nhiệm vụ khác của kế toán trưởng

Ngoài những công việc chính kể trên, nhiệm vụ của KTT còn bao gồm:

- Tiến hành thực hiện các giao dịch vay tín dụng với bên ngân hàng và trong lĩnh vực tài chính. 
- Tổng hợp, cung cấp sổ sách, số liệu thống kê cho công tác kiểm toán của cơ quan chức năng. 
- Đưa ra đề xuất cải tiến những hạn chế trong hoạt động xử lý công việc của bộ phận kế toán. 
- Tham gia điều hành, tổ chức các cuộc họp nội bộ của bộ phận kế toán. 
- Tham gia đầy đủ các cuộc họp với ban lãnh đạo công ty khi có yêu cầu.

3. Trách nhiệm và quyền hạn của kế toán trưởng đối với doanh nghiệp

Trách nhiệm

Trong bộ phận kế toán của doanh nghiệp, trách nhiệm của KTT như sau:

- Tuân thủ thực hiện các quy định của pháp luật về kế toán, tài chính trong đơn vị kế toán.
- Tổ chức và điều hành bộ máy kế toán theo quy định của pháp luật.
- Lập báo cáo tài chính định kỳ cho doanh nghiệp.

Kế toán trưởng là ai? Tìm hiểu công việc của kế toán trưởng
Trách nhiệm và quyền hạn đối với vị trí KTT

Quyền hạn

Bên cạnh những trọng trách được giao thì KTT cũng có những quyền hạn nhất định trong công ty nói chung và bộ phận kế toán nói riêng. Cụ thể như sau:

- Truyền đạt, phổ biến những chủ trương, quyết định mà ban lãnh đạo đề ra. 
- Chỉ đạo chuyên môn cho các kế toán viên.
- Kiểm tra, ký duyệt các tài liệu kế toán hay văn bản liên quan đến nghiệp vụ chuyên môn. 
- Yêu cầu sự phối hợp giữa các bộ phận trong công ty để thực hiện những công việc liên quan hoặc phát sinh. 
- Được trực tiếp tham gia vào công tác tuyển dụng, khen thưởng, kỷ luật cũng như đề bạt thăng cấp vị trí cho các kế toán viên, thủ kho, thủ quỹ theo quy định của doanh nghiệp. 
- …

4. Kỹ năng cơ bản cần có để trở thành kế toán trưởng

Kỹ năng tổ chức và quản lý

Là người trực tiếp đứng đầu một bộ phận trong doanh nghiệp, kế toán trưởng cần phải nắm vững kỹ năng tổ chức và quản lý. Cụ thể là tổ chức hoạt động, xây dựng quy trình làm việc cho bộ phận kế toán, đồng thời quản lý các kế toán viên để đảm bảo công việc được thực hiện theo đúng quy định của pháp luật và quy tắc của doanh nghiệp. Khi nắm vững kỹ năng tổ chức và quản lý, kế toán trưởng sẽ điều phối bộ máy kế toán một cách khoa học, hợp lý. 

Kỹ năng phân tích

Nhiệm vụ của kế toán trưởng là theo dõi và phân tích các số liệu tài chính của công ty/doanh nghiệp. Do đó, việc trang bị kỹ năng phân tích logic, chuẩn xác là yếu tố vô cùng cần thiết. Với kỹ năng này, KTT sẽ vận dụng và thực hiện các nghiệp vụ kế toán, đồng thời đưa ra giải pháp nhanh chóng để có thể giải quyết tốt các vấn đề liên quan đến tài chính, kế toán.

Kế toán trưởng là ai? Tìm hiểu công việc của kế toán trưởng
Các kỹ năng tổ chức và quản lý, phân tích logic rất cần thiết đối với một KTT

Kỹ năng giao tiếp xã hội

Kỹ năng giao tiếp tốt, ứng xử khéo léo sẽ hỗ trợ rất nhiều cho việc lãnh đạo, điều phối công việc và tạo mối quan hệ xã hội. Vậy nên, ở vị trí kế toán trưởng, bạn cũng nên trau dồi cho bản thân kỹ năng giao tiếp và ứng xử để thuận lợi hơn trong công việc, có thể tự tin giao tiếp với cấp dưới, cấp trên, bộ phận lãnh đạo hay thậm chí là khách hàng. 

Kỹ năng sắp xếp, quản lý thời gian

Để trở thành một kế toán trưởng giỏi và chuyên nghiệp, có thể hoàn thành nhiệm vụ một cách tốt nhất thì kỹ năng sắp xếp, quản lý thời gian là vô cùng quan trọng. Bởi khối lượng công việc đối với vị trí KTT rất lớn, hơn nữa mọi công việc chủ yếu liên quan đến sổ sách, chứng từ, số liệu. Chính vì vậy, nếu biết cách sắp xếp, quản lý thời gian tốt thì bạn sẽ hoàn thành công việc đúng hạn, mọi việc diễn ra suôn sẻ như mong muốn.

Kế toán trưởng là ai? Tìm hiểu công việc của kế toán trưởng
Biết cách sắp xếp và quản lý thời gian hiệu quả để giảm áp lực trong công việc

5. Yêu cầu công việc đối với vị trí kế toán trưởng

Yêu cầu tuyển dụng kế toán trưởng ở các công ty/doanh nghiệp thường bao gồm những điều kiện cơ bản sau đây.

- Tốt nghiệp trình độ đại học trở lên ở các chuyên ngành kế toán – kiểm toán, tài chính ngân hàng hoặc các ngành khác có liên quan đến chuyên môn, nghiệp vụ.
- Đã có ít nhất 3 năm kinh nghiệm ở vị trí kế toán trưởng hoặc những vị trí quản lý tương đương. 
- Có khả năng lãnh đạo, điều phối công việc cho bộ phận, quản lý công việc tốt.
- Sử dụng thành thạo tin học văn phòng và các phần mềm kế toán chuyên dụng.
- Có thể chịu được áp lực công việc ở cường độ cao. 
- Trung thực, tỉ mỉ, cẩn trọng trong công việc, có niềm đam mê với những con số.

Kế toán trưởng là ai? Tìm hiểu công việc của kế toán trưởng
Yêu cầu tuyển dụng đối với vị trí kế toán trưởng

6. Mức lương kế toán trưởng hiện nay bao nhiêu? 

Theo khảo sát từ CareerViet , mức lương trung bình cho vị trí kế toán trưởng khoảng 20 triệu đồng. Mức lương phổ biến thường dao động từ 15 – 30 triệu đồng. Thực tế, lương KTT có sự chênh lệch khá nhiều giữa các doanh nghiệp. Tùy vào trình độ chuyên môn, kinh nghiệm làm việc và lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà mức lương của KTT sẽ khác nhau. Tuy nhiên, nhìn chung, thu nhập của KTT được đánh giá là khá cao trong số những vị trí kế toán khác.

Kế toán trưởng là ai? Tìm hiểu công việc của kế toán trưởng
Thu nhập bình quân của kế toán trưởng hiện nay

7. Lộ trình thăng tiến trở thành kế toán trưởng

Thực tế cho thấy, những vị trí có nhiều cơ hội thăng tiến thành kế toán trưởng đó là kế toán tổng hợp và kiểm toán viên cao cấp. Sau khoảng 5 – 7 năm làm việc ở vị trí kế toán trưởng, bạn có thể đề bạt thăng cấp lên vị trí giám đốc tài chính. Đây được xem là vị trí cao nhất liên quan đến ngành nghề kế toán.

Tuy nhiên, để có thể thăng tiến lên những cấp bậc như mong muốn thì trước tiên, bạn hãy thực hành và trau dồi kinh nghiệm ở vị trí kế toán viên một cách tốt nhất nhé! 

Có thể thấy, kế toán trưởng là một người có vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp. Vì vậy, nếu bạn mong muốn ứng tuyển vào vị trí này trong tương lai thì hãy tích lũy kinh nghiệm và chuyên môn để đáp ứng được yêu cầu công việc nhé! Để tìm kiếm việc làm kế toán trưởng, bạn chỉ cần truy cập ngay vào CareerViet để lựa chọn công việc phù hợp nhất!

Top những từ khóa được tìm kiếm nhiều nhất:

Phúc Long tuyển dụng | KFC tuyển dụng | Tuyển dụng KFC

  CareerViet

Việc Làm VIP ( $1000+)

Headhunter HRchannels Group
Headhunter HRchannels Group

Lương: 1,000 - 2,000 USD

Hồ Chí Minh | Long An | Đồng Nai

Headhunter HRchannels Group
Headhunter HRchannels Group

Lương: 1,000 - 2,000 USD

Hồ Chí Minh | Bình Dương | Đồng Nai

SYBSY Ltd.
SYBSY Ltd.

Lương: 25 Tr - 30 Tr VND

Hà Nội | Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land
Công ty Cổ phần Tập đoàn Meey Land

Lương: 15 Tr - 25 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY CỔ PHẦN METAWAY HOLDINGS
CÔNG TY CỔ PHẦN METAWAY HOLDINGS

Lương: 18 Tr - 25 Tr VND

Hà Nội

Công Ty TNHH CJ Vina Agri
Công Ty TNHH CJ Vina Agri

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Trung tâm Anh ngữ ORO
Trung tâm Anh ngữ ORO

Lương: 8 Tr - 40 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty TNHH TM Quốc Tế Hải Sản Hoàng Gia
Công ty TNHH TM Quốc Tế Hải Sản Hoàng Gia

Lương: 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH JOB HOUSE
CÔNG TY TNHH JOB HOUSE

Lương: 20 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công Ty Cổ Phần Kềm Nghĩa
Công Ty Cổ Phần Kềm Nghĩa

Lương: 1,600 - 2,500 USD

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH DREAMER VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH DREAMER VIỆT NAM

Lương: 10 Tr - 30 Tr VND

Hồ Chí Minh

Công ty Cổ phần Thời Trang YODY
Công ty Cổ phần Thời Trang YODY

Lương: Cạnh Tranh

Hà Nội | Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH BIA CARLSBERG VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH BIA CARLSBERG VIỆT NAM

Lương: Cạnh Tranh

Bình Dương | Đồng Nai | Bà Rịa - Vũng Tàu

Panasonic Appliances Vietnam Co,Ltd.
Panasonic Appliances Vietnam Co,Ltd.

Lương: 500 - 1,000 USD

Hưng Yên

Công ty Cổ phần Y Tế Chấn Văn
Công ty Cổ phần Y Tế Chấn Văn

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Headhunter HRchannels Group
Headhunter HRchannels Group

Lương: 1,000 - 1,500 USD

Bắc Giang

Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam
Ngân Hàng TMCP Quốc Tế Việt Nam

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

PeopleWise Vietnam
PeopleWise Vietnam

Lương: Cạnh Tranh

Bình Dương

PeopleWise Vietnam
PeopleWise Vietnam

Lương: Cạnh Tranh

Bình Dương

Techtronic Industries Vietnam (TTI)
Techtronic Industries Vietnam (TTI)

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

EUROFINS VIETNAM
EUROFINS VIETNAM

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

CÔNG TY TNHH AUO VIỆT NAM
CÔNG TY TNHH AUO VIỆT NAM

Lương: 15 Tr - 25 Tr VND

Hà Nam

CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CHOLIMEX
CÔNG TY CỔ PHẦN THỰC PHẨM CHOLIMEX

Lương: Cạnh Tranh

Hồ Chí Minh

Bài viết cùng chuyên mục

PNL là gì? Gợi ý phương pháp lập báo cáo hiệu quả
PNL là gì? Khám phá bí quyết lập báo cáo PNL hiệu quả, giúp bạn nắm bắt tình hình tài chính, tối ưu lợi nhuận & đưa doanh nghiệp tiến xa hơn.
Khấu hao là gì? Cách tính khấu hao mới nhất 2024
Phương pháp khấu hao giúp định giá, phân bổ hợp lý và mức độ hao mòn của tài sản qua một khoảng thời gian cụ thể. Tìm hiểu cách tính khấu hao mới nhất 2024.
Ngành quản lý chất lượng là gì? Tố chất cần có khi học ngành này
Quản lý chất lượng là một công việc hoạt động, dựa trên sự phối hợp, định hướng và kiểm soát của một tổ chức, doanh nghiệp.
Tự mãn là gì? Biểu hiện và cách khắc phục sự tự mãn trong công việc
Tự mãn là một thuật ngữ quen thuộc trong cuộc sống, đặc biệt là trong môi trường công việc. Tuy nhiên, không phải ai cũng hiểu rõ bản chất của sự tự mãn và những tác động tiêu cực mà nó gây ra. Trong bài viết này, CareerViet sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về tự mãn, từ đó có những biện pháp khắc phục hiệu quả để phát triển sự nghiệp.
Beauty blogger là gì? Thu nhập của beauty blogger từ đâu
Có thể nói cụm từ “Beauty blogger” đã và đang và dần trở nên quen thuộc hơn bao giờ hết đối với giới trẻ trên các phương tiện truyền thông giải trí và các nền tảng mạng xã hội. Đây được xem là một ngành nghề hot và thu hút giới trẻ nhất trong những năm gần đây. Vậy bạn có biết thế nào là Beauty blogger và cách họ kiếm thu nhập từ việc làm Beauty blogger ra sao? Hãy cùng CareerViet tìm hiểu ngay sau bài viết này nhé.
Hướng dẫn cách viết thành phần bản thân hiện nay là gì trong sơ yếu lý lịch?
Sơ yếu lý lịch đóng vai trò quan trọng và không thể thiếu trong quá trình chuẩn bị các hồ sơ hành chính hay ứng tuyển việc làm khi nộp CV xin việc. Nó cung cấp những thông tin cá nhân, học vấn, kinh nghiệm đã được tích lũy qua thời gian. Nhưng bạn đã biết cách trình bày thành phần bản thân trong sơ yếu lý lịch chưa? Cùng CareerViet tìm hiểu qua bài viết ngay sau đây nhé.

Quan tâm

Thông báo việc làm - Hoàn toàn miễn phí và dễ dàng

TẠO NGAY
Feedback