Việc làm tương tự với Chuyên Viên Hành Chánh - Nhân Sự (Nữ)

access_alarms

Gửi tôi việc làm tương tự

HR Manager là gì?

HR Manager hay còn còn gọi là Trưởng phòng Nhân sự, đây là vị trí đứng đầu bộ phận Nhân sự, chịu trách nhiệm quản lý và điều hành các hoạt động liên quan đến nguồn lực nhân sự của doanh nghiệp. Đồng thời, HR Manager cũng là người hỗ trợ cho sự thành công của doanh nghiệp trong việc quản lý và tận dụng tối đa tài nguyên con người, thu hút nhân tài và giải quyết các vấn đề nội bộ thuộc bộ phận nhân sự.

Các công việc chính của một HR Manager

Tuỳ vào lĩnh vực hoạt động của doanh nghiệp mà HR Manager sẽ có những công việc khác nhau. Tuy nhiên, chung quy lại sẽ có những công việc chính sau:

Lên kế hoạch triển khai và quản lý quy trình tuyển dụng

Đây là nhiệm vụ cơ bản hàng đầu mà bất kỳ HR Manager nào cũng phải thực hiện, bao gồm: tìm kiếm ứng viên tiềm năng, tổ chức và điều phối các cuộc phỏng vấn với những ứng viên phù hợp, xây dựng quy trình đào tạo cho các nhân viên mới. Trong quá trình tuyển dụng, HR Manager cũng phải làm các báo cáo liên quan như chi phí tuyển dụng, đánh giá hiệu quả các trang web tuyển dụng mà doanh nghiệp đang sử dụng, theo dõi tiến độ của toàn bộ quá trình tuyển dụng… Các dữ liệu này có thể sẽ cung cấp thông tin quý báu để các HR Manager đề xuất kế hoạch cải thiện quá trình tuyển dụng và tối ưu hóa việc chi tiêu trong tương lai.

Quản trị nhân sự

Công việc này có thể bao gồm:

  • Kết hợp với đội ngũ lãnh đạo xây dựng kế hoạch, quy trình và chiến lược quản lý nhân sự dài hạn của doanh nghiệp.
  • Phân tích và đề xuất các chính sách lương thưởng phù hợp để thu hút và giữ chân nhân tài.
  • Đề ra các chương trình đào tạo nhân sự hiệu quả.
  • Duy trì và quản lý quá trình nhân sự thực thi các quy định của doanh nghiệp.
  • Cập nhật các quy định mới về quản lý nguồn nhân lực và luật lao động cho nhân viên công ty.
  • Lưu trữ hồ sơ và thông tin nhân viên doanh nghiệp.

Xây dựng và góp phần phát triển văn hoá công ty

HR Manager không chỉ đóng vai trò là người lắng nghe mà còn là cầu nối cho sự hợp tác giữa các nhân sự trong công ty thông qua các hoạt động chung. Họ cũng sẽ là người chịu trách nhiệm điều chỉnh, cải thiện chính sách, văn hoá công ty sao cho phù hợp theo những góp ý từ các bộ phận khác. Điều này giúp định hình và phát triển một môi trường làm việc tốt hơn cho tất cả nhân viên và đảm bảo sự phát triển bền vững của doanh nghiệp.

Nhu cầu tuyển dụng HR Manager

HR Manager là vị trí không thể thiếu trong mọi doanh nghiệp để đảm bảo nguồn nhân lực cũng như giúp doanh nghiệp vận hành trơn tru nhất. Vì vậy mà nhu cầu tuyển dụng Trưởng phòng Nhân sự là vô cùng lớn và là vấn đề ưu tiên trong mọi doanh nghiệp.

Bạn có thể dễ dàng tìm kiếm các cơ hội việc làm HR Manager chất lượng, uy tín tại trang web của CareerViet. Không chỉ vậy, CareerViet còn cung cấp rất nhiều thông tin tuyển dụng của nhiều ngành nghề khác. Hãy nhanh tay truy cập để tìm kiếm cho mình công việc phù hợp nhé!

Cơ hội phát triển của nhân viên HR Manager

Nhân viên Quản lý Nhân sự có rất nhiều cơ hội để phát triển sự nghiệp của họ. Các HR Manager có thể tiến xa trong lĩnh vực này hoặc chuyển sang những lĩnh vực khác liên quan đến quản lý nhân sự hoặc quản lý tổ chức. Dưới đây là một số ví dụ về các vị trí và cơ hội phát triển cho nhân viên HR Manager:

  1. HR Director (Giám đốc Nhân sự) hoặc Chief HR Officer (CHO): Đây là một vị trí quản lý cấp cao trong lĩnh vực nhân sự, có trách nhiệm lãnh đạo toàn bộ bộ phận nhân sự của một tổ chức hoặc tập đoàn. HR Director hoặc CHO thường tham gia vào việc định hình chiến lược nhân sự và cung cấp hướng dẫn chi tiết cho việc quản lý nhân sự.
  2. Giám đốc phát triển tổ chức (Organizational Development Manager): Vị trí này tập trung vào việc phát triển và tối ưu hóa tổ chức, quá trình làm việc và văn hóa của công ty. Người làm việc tại vị trí này giúp tổ chức thích nghi với những thay đổi và phát triển bền vững.
  3. Chuyên gia tư vấn nhân sự (HR Consultant): Những người làm việc tại vị trí này thường làm việc với nhiều tổ chức khác nhau để cung cấp dịch vụ tư vấn nhân sự, từ thiết lập chính sách, quy trình đến giải quyết xung đột lao động.
  4. Nhà tuyển dụng (Recruiter): Một số nhân viên HR Manager có thể chuyển sang công việc tuyển dụng và trở thành nhà tuyển dụng chuyên nghiệp tại các công ty tuyển dụng hoặc công ty phương tiện truyền thông.
  5. Quản lý tổ chức phi lợi nhuận (Non-profit Organization Manager) hoặc quản lý dự án xã hội (Social Project Manager): Một số người chọn phát triển sự nghiệp trong các tổ chức phi lợi nhuận hoặc các dự án xã hội để đóng góp cho các mục tiêu xã hội và cộng đồng.

Cơ hội phát triển của một nhân viên HR Manager phụ thuộc vào kỹ năng, kinh nghiệm và sự hoàn thiện của họ trong lĩnh vực này. Chính vì vậy, bạn nên tiếp tục trau dồi năng lực bản thân mỗi ngày để không bỏ lỡ những cơ hội thăng tiến trong sự nghiệp.

Mức lương trung bình của HR Manager

Theo thống kê của trang web VietnamSalary, mức lương trung bình của vị trí HR Manager là 34.1 triệu VNĐ/tháng. Mức lương này sẽ dao động tuỳ theo quy mô công ty, lĩnh vực kinh doanh và số năm kinh nghiệm, năng lực của chính nhân sự đó. Ví dụ như với một HR Manager có từ 1-4 năm kinh nghiệm, mức lương trung bình sẽ là 26.6 triệu VNĐ/tháng, nhưng nếu có từ 10-19 năm kinh nghiệm thì mức lương trung bình sẽ rơi vào khoảng 44.7 triệu VNĐ/tháng, cao nhất có thể lên đến 92 triệu VNĐ.

Yêu cầu của nhà tuyển dụng đối với vị trí HR Manager

HR Manager là chức vụ quan trọng, đứng đầu bộ phận nhân sự, vì vậy, ngoài những kiến thức chuyên môn thì các nhà tuyển dụng thường sẽ có những đánh giá khắt khe hơn dành cho vị trí này. Và để tự trang bị cho mình trở thành một ứng viên “nặng ký” cho vị trí HR Manager, bạn nên rèn luyện thật tốt những kỹ năng sau:

  • Kỹ năng lãnh đạo: HR Manager là người đảm nhận vai trò quản lý trong bộ phận nhân sự. Vì vậy, kỹ năng lãnh đạo là cần thiết để tạo ra môi trường làm việc tích cực, tạo động lực thúc đẩy nhân viên làm việc hiệu quả.
  • Kỹ năng giao tiếp: Giao tiếp là một phần quan trọng của các công việc của một HR Manager. Họ phải có khả năng giao tiếp hiệu quả với nhân viên, quản lý cấp cao và đối tác bên ngoài. Để giao tiếp giỏi thì HR Manager cũng cần phải biết lắng nghe, thảo luận để thu thập những thông tin cần thiết để xây dựng chiến lược tại nơi làm việc phù hợp và hiệu quả.
  • Kỹ năng tổ chức và sắp xếp: HR Manager phải quản lý nhiều nhiệm vụ và dự án khác nhau, từ quá trình tuyển dụng đến đào tạo và phát triển. Khả năng tổ chức thông tin, thời gian và tài nguyên là quan trọng để đảm bảo mọi hoạt động được thực hiện một cách hiệu quả.
  • Kỹ năng lập luận và tư duy logic: HR Manager thường phải đối mặt với các tình huống phức tạp và quyết định quan trọng về việc tuyển dụng, quản lý hiệu suất và giải quyết xung đột lao động. Khả năng lập luận và tư duy logic giúp họ đưa ra các quyết định cân nhắc và xác đáng.
  • Kỹ năng truyền cảm hứng: HR Manager thường là người truyền cảm hứng và động viên nhân viên để đạt được mục tiêu cá nhân và của tổ chức. Sự truyền cảm hứng giúp xây dựng tinh thần làm việc tích cực và động viên nhân viên để phát triển.

Trên đây là những thông tin chi tiết về vị trí HR Manager mà CareerViet đã tổng hợp được. Hy vọng nó đủ hữu ích để bạn có thể cân nhắc những cơ hội việc làm phù hợp với bản thân trong tương lai. Đừng quên truy cập website CareerMap để tham khảo lộ trình nghề nghiệp phù hợp với từng cá nhân và công cụ làm CV chuyên nghiệp tại CV Hay nhé!

Tìm việc làm theo ngành nghề

Feedback